
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
Tổng tài sản Trần Anh giảm gần 1.000 tỷ đồng nhờ bán hàng tồn kho cho Thế giới di động
Từ sau khi bántoàn bộ hàng tồn kho và tài sản cho Công ty cổ phần Thế Giới Di Độngtừ tháng 07/2018, nguồn thu chínhcủaCông ty cổ phần Thế giới số Trần Anh (mã: TAG) không còn đến từ kinh doanh và bảo hành thiết bị tin học, điện tử, viễn thông,… mà chủ yếu là hoạt động cho thuê mặt bằng, văn phòng và thương hiệu “Trần Anh”.
Doanh thu trong quý cuối năm 2018đạthơn 33 tỷ đồng, giảm hơn 44 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhờ cắt giảm hơn 200 tỷ đồng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nên TrầnAnhghi nhận lãi ròng xấp xỉ 4 tỷ đồng.
Điều này giúp Trần Anh ngắt mạch thua lỗ quý thứ sáu liên tiếp, kể từ khi xuất hiện những thông tin đầu tiên về thương vụ sáp nhập vào Thế Giới Di Động.
Lũy kế chín tháng kết thúc ngày 31/12, Trần Anh ghi nhận doanh thu đạt hơn 2.285 tỷ đồng và lỗ sau thuế được cải thiện đáng kể so với năm trước, từ 63 tỷ đồng còn hơn 4 tỷ đồng.
Tổng tài sản giảm gần 1.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm do công ty đã thanh lý toàn bộ hàng tồn kho cho Thế Giới Di Động.
Trước đó, Trần Anh cho biết sẽ cho Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động thuê lại hoặc hợp tác kinh doanh một phần hoặc toàn bộ 35 cửa hàng điện máy. Để phục vụ kế hoạch này, công ty đăng ký bổ sung hai ngành nghề là kinh doanh bất động sản và cho thuê tài sản vô hình phi tài chính.
Thế Giới Di Động được toàn quyền triển khai hoạt động bán lẻ tại các cửa hàng này và thanh toán tiền mặt bằng, phí sử dụng thương hiệu “Trần Anh”. Ban lãnh đạo Trần Anh từng khẳng định doanh thu cho thuê lại hoặc thu nhập từ hợp tác kinh doanh sẽ cao hơn mức giá thuê hiện tại.
Tính đến hết 31/12/2018, Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động có 750 cửa hàng kinh doanh điện máy, tăng 108 cửa hàng so với cuối năm 2017 do: mở mới cửa hàng ĐMX/ĐMX mini, chuyển đổi từ một số cửa hàng TGDĐ sang ĐMX/ĐMX mini và hoàn tất mua lại chuỗi TrầnAnh.
Việc chuyển đổi các cửa hàng từ TGDĐ thành ĐMX/ĐMX mini bằng cách mở rộng kinh doanh thêm nhóm sản phẩm điện máy đã giúp các cửa hàng này tăng trưởng doanh thu trung bình 50% so với trước khi chuyển đổi.
Ngoài ra, trong quý 4/2018, MWG đã bắt đầu thử nghiệm việc thay đổi cách sắp xếp tại cửa hàng ĐMX mini để tối ưu hoá số lượng và diện tích trưng bày sản phẩm. Kết quả cho thấy doanh thu tại các cửa hàng sau khi thay đổi trưng bày tăng trưởng trung bình 30%, trong khi chi phí thuê mặt bằng và các chi phí vận hành khác hầu như không thay đổi.
![]() |
405 cửa hàng Bách hoá xanh mang về doanh thu hơn 4.200 tỷ đồng
Kết thúc năm 2018, doanh thu thuần hợp nhất của MWG đạt 86.516 tỷ đồng và lợi nhuận ròng hợp nhất đạt 2.880 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 30% và 31% so với năm 2017. Như vậy, 5 năm liên tiếp kể từ khi niêm yết, Công ty đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh với mức thực hiện 100% mục tiêu doanh thu và 111% mục tiêu lợi nhuận ròng của cả năm.
Xét theo chuỗi cửa hàng, doanh thu từ Điện Máy Xanh (ĐMX) chiếm tỷ trọng cao nhất với 55% tổng giá trị bán lẻ của MWG, tiếp theo là Thế Giới Di Động (TGDĐ) với 40% và chuỗi Bách Hoá Xanh (BHX) với 5%.
Nếuxét theo góc độ ngành hàng, nhóm sản phẩm điện thoại vẫn đang đóng góp gần 53% tổng doanh thu của Công ty do nhóm sản phẩm này được bán ở cả hai chuỗi TGDĐ và ĐMX, tiếp theo là nhóm sản phẩm điện máy với 37%.
Nhóm thực phẩm và hàng tiêu dùng đóng góp 5%, còn lại 5% thuộc về dịch vụ khác.
Doanh thu từ bán lẻ thực phẩm tươi sống và FMCGs (chuỗi BHX) của MWG năm 2018 đạt trên 4.270 tỷ đồng, gấp 3 lần doanh thu năm 2017.
Từ 283 cửa hàng mô hình cũ cuối năm 2017, BHX đã có 365 cửa hàng mô hình mới do chuyển đổi và mở mới trong năm 2018, tương đương với 90% trong tổng số 405 cửa hàng BHX đang hoạt động tại ngày 31/12/2018.
Cửa hàng mô hình mới bao gồm: cửa hàng chuẩn “thịt tươi – cá lội” và cửa hàng quy mô lớn 300m2.
Kếtquả, doanh thu trung bình một tháng của các cửa hàng BHX đạt khoảng 1,2 tỷ đồng/cửa hàng trong tháng 12/2018, gần gấp đôi so với mức doanh thu tại thời điểm tháng 3/2018. Biên lợi nhuận gộp trung bình cả năm 2018 đạt 16% so với mức 12% cả năm 2017.
Thực phẩm tươi sống đóng góp tới 40% tổng doanh thu, và mỗi cửa hàng BHX có trung bình 500 giao dịch thành công mỗi ngày.
![]() |

-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ -
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới