
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) vừa thông báo giải thể Công ty cổ phần 4KFarm và Công ty cổ phần Logistics Toàn Tín để tái cơ cấu lại nhóm công ty con nhằm tối ưu vận hành.
4KFarm (tiền thân là Vifarm) là dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Thế Giới Di Động từ năm 2020, có trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Công ty này có vốn 162 tỷ đồng, trong đó Thế Giới Di Động nắm tỷ lệ gần như tuyệt đối.
Công ty này theo đuổi mô hình nông nghiệp cao theo tiêu chí 4 không: không thuốc trừ sâu, không chất tăng trưởng, không chất bảo quản và không biến đổi gen. Theo giới thiệu vào thời điểm mới ra mắt, 4KFarm xem nông dân là đối tác trực tiếp, cử đội chuyên gia thực hiện chuyển giao công nghệ cho nông dân. Công ty cam kết bao tiêu đầu ra, sản phẩm rau sạch được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua chuỗi Bách Hóa Xanh.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thế Giới Di Động, từng cho biết 4KFarm là ước mơ của ông và chứa đựng nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, trong báo cáo thường niên 2023, Thế Giới Di Động cho biết 4KFarm “cơ bản ngừng hoạt động do kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng và chưa phù hợp với định hướng phát triển chung của tập đoàn”.
Đối với Logistics Toàn Tín, công ty này có vốn điều lệ khoảng 100 tỷ đồng và đặt trụ sở tại quận 1, TP.HCM. Nhiệm vụ của công ty này khi còn hoạt động là cung cấp dịch vụ logistics, quản lý kho vận cho các công ty con trong tập đoàn cũng như cho khách hàng bên ngoài.
Tại báo cáo thường niên 2023, Thế GIới Di Động cho biết Logistics Toàn Tín đang trong quá trình tái cấu trúc, chuyển hoạt động sang thành khối chuyên trách trong các công ty thành viên khác nhằm tối ưu việc hỗ trợ cho từng công ty con.
Việc giải thể 2 công ty con là động thái mới nhất của doanh nghiệp dẫn đầu thị phần bán lẻ điện máy tại Việt Nam trong nỗ lực tái cơ cấu. Thế Giới Di Động hiện còn 9 công ty con sau khi giải thể 2 đơn vị thành viên này. Bên cạnh đó, công ty cũng cắt giảm đáng kể nhân sự trong giai đoạn đầu năm nay. Cụ thể, tại thời điểm 31/3/2024, Thế Giới Di Động ghi nhận còn 60.561 nhân viên, giảm 4.853 nhân viên so với đầu năm (đầu năm ghi nhận 65.414 nhân viên).
Ban lãnh đạo Thế Giới Di Động đầu năm nay cho biết định hướng quan trọng của 2024 là tái cấu trúc toàn diện theo hướng “giảm lượng, tăng chất” để tăng cường sức mạnh nội tại, sẵn sàng bứt phá cho giai đoạn tăng trường bên vững.
Trong quý đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu 31.486 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ còn lợi nhuận sau thuế tăng 41,4 lần lên gần 903 tỷ đồng. Với kết quả này, công ty hoàn thành khoảng 37,6% mục tiêu lợi nhuận 2.400 tỷ đồng đề ra trước đó.
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower