
-
Hà Nội công nhận thêm 14 làng nghề, làng nghề truyền thống và nghề truyền thống
-
Hà Nội tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
-
Hà Nội đầu tư hạ tầng, nâng cao đời sống đồng bào vùng dân tộc miền núi
-
Quỹ Hy Vọng: Thắp lên hy vọng làm cha mẹ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn
-
Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước -
Hà Nội tạm di dời 9 hộ dân để khoan ngầm metro Nhổn - Ga Hà Nội
![]() |
Nghề làm nước mắm Phú Quốc, phường Dương Đông, phường An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh minh hoạ |
Các di sản được ghi danh gồm: Lễ hội Năm làng Mọc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân và phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội;
Lễ hội kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm và phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh;
Nghề làm nước mắm Phú Quốc, phường Dương Đông, phường An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang;
Lễ “Ét đông” của nhóm Giơ Lâng (Ba Na) huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum;
Lễ hội xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; Nghề thêu ren Thanh Hà, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các di sản được ghi danh trong đợt này thuộc các loại hình nghề thủ công truyền thống, lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian.
Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia đợt này trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
Di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ khoa học để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phải có đủ các tiêu chí sau đây:
- Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương;
- Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ;
- Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài;
- Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và cấp Giấy công nhận di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

-
Quỹ Hy Vọng: Thắp lên hy vọng làm cha mẹ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn -
Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước -
TP.HCM đăng cai Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 -
Hà Nội tạm di dời 9 hộ dân để khoan ngầm metro Nhổn - Ga Hà Nội -
Hà Nội ủy quyền giải quyết 41 thủ tục hành chính cho Sở Nông nghiệp và Môi trường -
Hà Nội tổ chức 22 hoạt động tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo 2025 -
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống
-
Gắn kết phát triển kinh doanh với trách nhiệm cộng đồng
-
CMC tại WIS 2025: Bước tiến chiến lược trong hành trình Go Global
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Doanh nghiệp chung tay đưa điện mặt trời đến vùng cao
-
Thị trường tín dụng bứt tốc: Tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng đầu năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Chế biến chế tạo