
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD
-
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển
-
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
![]() |
Start-up GPAY vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động dưới hình thức dịch vụ ví điện tử. |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Văn bản số 37/GP-NHNN về việc cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho Công ty Cổ phần Thanh toán G (GPAY). Theo giấy phép này, các dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép là: Dịch vụ Cổng thanh toán điện tử; Dịch vụ Hỗ trợ thu hộ, chi hộ; Dịch vụ Ví điện tử.
Được thành lập vào tháng 6 năm 2018, GPAY (một thành viên của G-Group) bắt đầu là ứng dụng hỗ trợ kết nối dịch vụ chuyển tiền 24/7, nền tảng để người dùng có thể cung cấp dịch vụ như các ATM di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, đạt 50 triệu đô la tổng giá trị giao dịch và hiện diện tại 42 tỉnh, thành phố trong năm 2019.
GPAY đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới tới 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam và cung cấp toàn diện các dịch vụ thanh toán và tài chính, bao gồm cổng thanh toán, ví điện tử, thu hộ chi hộ và đầu tư số... cho hơn 5 triệu người dùng vào năm 2023.
“GPAY có được hệ sinh thái hỗ trợ từ G-Group với hơn 20 triệu người dùng trên các nền tảng tài chính, cộng đồng game, mạng xã hội và các công ty công nghệ. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn cho công nghệ và đội ngũ nhân sự, phát triển tập người dùng lớn trong thời gian tới", ông Nguyễn Thuần Chất, Đồng sáng lập và Giám đốc Điều hành của GPAY, chia sẻ.
Như vậy, hiện nay có 33 tổ chức tại Việt Nam không phải là ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Trước đó, Công ty Cổ phần VINID PAY (trực thuộc Tập đoàn Vingroup) cũng được cấp phép dịch vụ trung gian thanh toán dưới hình thức dịch vụ Ví điện tử.
Tại Việt Nam, thói quen sử dụng tiền mặt vẫn là lớn. Do đó dư địa với các start-up Fintech còn rất nhiều, nhưng chính vì thế, sự cạnh tranh trong thị trường là vô cùng khốc liệt. Ở riêng mảng ví điện tử, Moca, ZaloPay và Momo đã chiếm hơn 90% thị phần.

-
Hanel góp mặt tại triển lãm thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân -
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Bộ Công thương tính áp thuế suất 0% với gạo nhập từ Campuchia -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi -
PTSC cung cấp tàu FSO cho Dự án khí Lô B - Ô Môn -
ĐHĐCĐ Nhựa Tiền Phong 2025: Đặt mục tiêu doanh thu 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận 856 tỷ đồng -
Khoa học công nghệ: Nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”