-
Thành phố Thái Bình vững bước tăng trưởng, tạo đà phát triển cho năm 2025 -
Công bố quyết định thành lập các đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Thành phố Huế -
Những luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 -
3 mấu chốt ảnh hưởng tới vận hành hệ thống điện năm 2025 -
Chủ động nắm bắt cơ hội phát triển lĩnh vực công nghiệp đường sắt cho đất nước -
Bến Tre công bố 10 sự kiện, thành tựu nổi bật năm 2024
Từ tháng 12/2019, Bộ GTVT đã kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công Quốc gia cho 2 thủ tục hành chính gồm: đổi GPLX trong nước (mức độ 3) và cấp GPLX quốc tế (mức độ 4). |
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề xuất triển khai thí điểm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cấp, đổi giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Theo đó, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2020, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, xây dựng, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia đối với 2 dịch vụ công mức độ 4: Cấp mới giấy phép lái xe và Đổi giấy phép lái xe do ngành GTVT cấp.
Hiện nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang triển khai xây dựng hệ thống và làm việc với Cục quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế về chia sẻ thông tin kết quả khám sức khoẻ người lái xe, với Cục Cảnh sát Giao thông – Bộ Công an về chia sẻ dữ liệu vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, làm cơ sở thẩm định, giải quyết thủ tục hành chính cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe mức độ 4. Tuy nhiên, việc kết nối, sử dụng dữ liệu của các bộ, ngành để giải quyết thủ tục hành chính còn mới, trong khi phạm vi triển khai trên toàn quốc, do đó cần thiết phải thí điểm, đánh giá, hoàn chỉnh trước khi triển khai rộng ra toàn quốc.
Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả trong xây dựng, tích hợp các dịch vụ công mức độ 4: Cấp mới giấy phép lái xe và Đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Bộ GTVT đề nghị Văn phòng Chính phủ thống nhất kế hoạch triển khai theo 2 giai đoạn.
Theo đó, giai đoạn thí điểm (khoảng 6 tháng, bắt đầu từ 1/7/2020), sẽ kết nối với dữ liệu ngành Y tế để hực hiện kết nối dữ liệu khám sức khỏe phục vụ cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe tại một số bệnh viện của Thành phố Hà Nội (gồm Bệnh viện E, Bệnh viện Giao thông vận tải, Bệnh viện đa khoa Hà Đông) và tất cả các bệnh viện tại tỉnh Hà Nam. Kết nối với dữ liệu ngành công an trong việc hực hiện kết nối với cơ sở dữ liệu vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ phạm vi toàn quốc (theo kế hoạch của Cục Cảnh sát giao thông từ tháng 6/2020 sẽ triển khai CSDL trên phạm vi toàn quốc). Giai đoạn 2 sẽ thực hiện triển khai toàn quốc.
Sau khi tổng kết triển khai thí điểm, Bộ GTVT báo cáo Chính phủ cho phép triển khai mở rộng toàn quốc, trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu sức khỏe người lai xe của Bộ Y tế và dữ liệu vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ của Bộ Công An được kết nối tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bộ GTVT đề nghị Văn phòng Chính phủ chủ trì, làm việc các cơ quan, đơn vị của Bộ Y tế, Bộ Công an để chia sẻ dữ liệu khám sức khoẻ người lái xe, dữ liệu vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia, làm cơ sở thực hiện các dịch vụ công mực độ 4: Cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe.
Theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, Dịch vụ công trực tuyến có 4 mức độ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.
-
Công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương -
[Emagazine] 10 chuyển động đầu tư - kinh doanh ấn tượng năm 2024 -
Công bố Nghị quyết thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương -
Chính phủ ban hành quy định mới về quyền, trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp -
Thủ tướng Chính phủ sẽ đối thoại với nông dân vào ngày 31/12 -
Đồng Nai vẫn loay hoay “đại phẫu” Khu công nghiệp Biên Hòa 1 -
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: Khiếu nại đất đai vẫn phức tạp
- Ninja Van Việt Nam tài trợ 100% chi phí vận chuyển của dự án “Áo ấm cho em”
- Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi
- Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam
- Mở bán thành công 30 căn nhà dãy mặt tiền phố khu dân cư Lộc An
- SeABank thông báo mời thầu
- Xuân Thiện xanh hóa tương lai