-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Chính phủ đang tích cực hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, mục tiêu là có những tập đoàn lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế |
Thêm những yếu tố hỗ trợ
Thị trường chứng khoán là bức tranh phản ánh hoạt động của nền kinh tế và thường đi trước với những kỳ vọng về sức tăng trưởng. Trong năm nay, diễn biến nền kinh tế Việt Nam có những nét khác biệt so với nhiều năm trước đây, khi tăng tốc rất nhanh ngay từ quý I và giảm dần ở các quý sau.
Theo đó, thị trường chứng khoán với kỳ vọng rất lớn đã tăng trưởng mạnh trong quý I và có phần “sốc” với nhịp điều chỉnh kéo dài 6 tháng tiếp theo.
Chưa kể, những diễn biến của thị trường thế giới, biến động tỷ giá, lãi suất, chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ dần lan rộng sang các quốc gia châu Âu khiến giới đầu tư không khỏi lo ngại. Với diễn biến này, không ít nhà đầu tư đang chứng kiến thành quả kể từ đầu năm bị “thổi bay”.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) cho rằng, hai đợt điều chỉnh mạnh của thị trường đẩy chỉ số VN-Index xuống đáy (tháng 7 và tháng 10) đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và “túi tiền” của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, ở góc nhìn tích cực, chính nhờ sự điều chỉnh này mà thị trường tránh được con sóng bong bóng đã từng khiến nhà đầu tư ám ảnh cách đây 10 năm.
Hiện tại, thị trường đang dò tìm giá trị định giá doanh nghiệp thực chất hơn và những nhịp rung lắc là cần thiết để có những đợt sàng lọc lại cổ phiếu. Theo đó, các doanh nghiệp có nền tảng, năng lực cạnh tranh tích cực sẽ duy trì đà tăng trưởng bền vững.
Một điểm đáng chú ý là càng về cuối năm, bức tranh hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết càng lạc quan hơn, nhưng thị trường gần như bỏ quên vấn đề này, thay vào đó lại chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chung thế giới.
Theo ông Khanh, dù có những lo ngại nhất định về sự tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong ngắn hạn, nhưng nếu nhìn một cách tổng quan hơn, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã có nhiều điểm sáng.
Điều tích cực nhất là những tiến bộ của chính phủ trong điều hành kinh tế. Nhiều năm qua, thị trường vẫn chứng kiến tăng trưởng GDP quý đầu năm rất thấp, để rồi các quý sau phải “chạy” cật lực để đạt chỉ tiêu, thậm chí gia tăng khai thác tài nguyên.
Nhưng tới nay, nền kinh tế đã hội nhập quốc tế nhiều hơn, chủ động hơn trong việc đối phó với các thách thức mới từ bên ngoài. Các hiệp định thương mại song phương, đa phương vừa được ký kết đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng các thị trường xuất khẩu mới, ngoài hai thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc.
Chưa kể, một xu hướng rõ ràng là chính phủ đang tích cực hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, thay thế dần vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước.
Mục tiêu là có những tập đoàn tư nhân lớn, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tương tự các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản…, mà hiện tại, các gương mặt đã dần hiện diện rõ ràng như Vinfast, Vinamilk, Vinatex, Viettel… với sức mạnh gia tăng và bắt đầu có tên tuổi trên thế giới.
Bên cạnh đó, thêm một nghịch lý cũng được các chuyên gia chỉ ra, đó là diễn biến của cổ phiếu đang đi ngược với kết quả thực tế của doanh nghiệp. Song điều này chỉ là tức thời, bởi dù thị trường biến động theo chiều hướng nào thì nền tảng của doanh nghiệp luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để nhà đầu tư nhìn nhận.
Theo thống kê kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2018 của các các doanh nghiệp đã công bố trên 2 sàn, có thể nhận thấy, doanh thu và lợi nhuận của khối doanh nghiệp niêm yết dù phân hóa khá rõ, nhưng phần lớn ghi nhận tăng trưởng mạnh.
Trong đó, ngành bất động sản ghi nhận tăng trưởng cao nhất đạt hơn 100%, ngân hàng 40%... Lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp niêm yết duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao ở mức 27,9%.
Cơ hội với những ngành tăng trưởng
Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Vietinbank cho rằng, kết quả kinh doanh cả năm 2018 của khối doanh nghiệp niêm yết dự báo tiếp tục tăng trưởng cao so với năm 2017, với lợi nhuận leo dốc ở mức trên 20%.
Bước sang năm 2019, những ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh như bất động sản, ngân hàng… có thể khó duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương đương năm 2018.
Tuy nhiên, các ngành xuất khẩu chủ lực như thủy sản, dệt may… sẽ phát triển tích cực hơn nếu tận dụng tốt cơ hội từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và CPTPP. Đồng thời, ngành khí, sản xuất điện cũng sẽ tăng trưởng tốt, làm trụ đỡ cho thị trường do nhu cầu ở mức cao.
Chẳng hạn, tại ngành dệt may, với đà tăng trưởng tích cực của năm 2018, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 40 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với năm 2018 và đây là mục tiêu có khả năng thực hiện được.
Đại diện VITAS cũng cho biết, ngành dệt may có nhiều cơ hội tăng trưởng trong năm 2019 khi hiệp định CPTPP có hiệu lực từ đầu năm. nhưng bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự đưa ra nhiều giải pháp như tập trung hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề để đáp ứng yêu cầu phát triển.
Trong vài năm gần đây, 2018 là năm kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tăng trưởng tốt nhất, đặc biệt ở 3 nhóm ngành quan trọng là ngân hàng, tài chính và bất động sản, với mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trên 40%.
Nhìn chung, giai đoạn nào cũng có những cạnh tranh, thách thức, nhưng các nhóm ngành lớn như bất động sản, xây dựng và ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng và giữ vai trò xương sống cho thị trường.
Ngoài ra những nhóm ngành mới nổi như dệt may, bán lẻ hay sự trở lại nhóm ngành dầu khí từ năm sau là rất đáng quan tâm khi giá dầu thế giới đã vượt lên trên vùng giá 60 USD/thùng.
Bên cạnh đó, phải kể đến những chính sách điều hành vĩ mô đã có sự linh hoạt và khéo léo hơn trước, với việc giữ tỷ giá đứng vững trước cơn bão đồng USD tăng giá vừa qua.
Việc kiểm soát được tỷ giá ổn định là bước đi quan trọng giúp nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đổ tiền vào đầu tư trong giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó, làm thế nào để duy trì được mức lãi suất ở mức thấp, ổn định là điều kiện tối quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, từ đó tạo nền tảng cho thị trường.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025