Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 09 tháng 09 năm 2024,
Thị trường đồ gia dụng chưa hết… “nóng”
Thế Hoàng - 27/05/2017 15:23
 
Thị trường đồ gia dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của hơn 93 triệu dân Việt Nam vẫn đang có sức hút lớn với các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ và sản xuất trực tiếp.

Nhiều tên tuổi gia nhập thị trường

Theo thống kê của Bộ Công thương, trong 11 nhóm ngành hàng chính, nhóm ngành hàng gia dụng đứng thứ 4 về quy mô tiêu dùng. Quy mô thị trường ngành hàng gia dụng trong nước ước khoảng 12,5 - 13 tỷ USD, tăng trưởng hơn 10%/năm.

Theo ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), triển vọng của ngành hàng gia dụng là rất lớn, do đặc điểm dân số trẻ từ 18 - 45 tuổi hiện đang chiếm tỷ trọng 57 - 60%, dẫn đến nhu cầu hàng gia dụng lớn.

.
Hiện Sunhouse đã mở rộng mạng lưới phân phối khắp 63 tỉnh, thành phố trong nước và xuất khẩu sang những thị trường khó tính trên thế giới như  Hong Kong, Brazil, Canada, Mexico…

Thời gian qua, thị trường đã chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu đồ gia dụng đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Cộng hòa Séc… theo hình thức nhập khẩu, phân phối và bán lẻ. Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng tăng cao, không ít tên tuổi lớn đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam để chớp thời cơ khai thác thị trường nội địa.

Elmich, tập đoàn gia dụng cao cấp đến từ Cộng hòa Séc bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 2011. Sau thời gian kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu, đã đầu tư vào dự án sản xuất hàng gia dụng tại thị trường Việt Nam. Hai năm trước, Elmich đã đưa Nhà máy Sản xuất hàng gia dụng tại tỉnh Hà Nam vào hoạt động.

Theo chiến lược của Elmich, 20% sản phẩm đồ gia dụng Elmich sản xuất tại Việt Nam, đạt chất lượng xuất khẩu được tiêu thụ nội địa, 80% được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Để khai thác tối đa thị trường trong nước, Elmich phát triển hệ thống showroom theo hình thức nhượng quyền trên toàn quốc, nhằm mở rộng mạng lưới phân phối.

Sau 17 năm tham gia trong ngành hàng gia dụng, Công ty cổ phần Tập đoàn Sunhouse, liên doanh Việt Nam - Hàn Quốc, đã có được thị phần đáng kể trên thị trường nội địa. Năm 2004, Tập đoàn Sunhouse đã đầu tư sản xuất quy mô lớn và khép kín về chuỗi giá trị, đồng thời, hợp tác với đối tác Hàn Quốc xây dựng nhà máy liên doanh Việt - Hàn trên diện tích 6 ha tại Khu công nghiệp Ngọc Liệp (Hà Nội).

Cùng với Elmich, Sunhouse, Công ty HTC - một doanh nghiệp Hàn Quốc, đã làm việc với UBND tỉnh Hà Nam để đầu tư xây dựng Nhà máy Sản xuất đồ gia dụng chất lượng cao với mức đầu tư ban đầu khoảng 7 - 8 triệu USD, chuẩn bị cho sự hiện diện của mình tại thị trường đồ gia dụng trong nước.

Thị trường tiềm năng

Sự xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu nước ngoài, với sản phẩm đa dạng trong nhiều phân khúc, một mặt tạo điều kiện để người tiêu dùng mua sắm đồ dễ dàng, chất lượng, giá cả hợp lý, mặt khác còn hình thành nên một thị trường cạnh tranh, nhiều hàng hóa hơn…

Doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng nước ngoài đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt Nam

Elmich đã đưa vào hoạt động nhà máy Sản xuất hàng gia dụng tại tỉnh Hà Nam, tổng vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng, công suất thiết kế hơn 7 triệu thành phẩm/năm.

Tập đoàn Sunhouse xây dựng nhà máy có tổng diện tích hơn 6 ha tại Khu công nghiệp Ngọc Liệp (đại lộ Thăng Long, Hà Nội).
Tập đoàn HTC đã quyết định đầu tư nhà máy sản xuất đồ gia dụng chất lượng cao tại Khu Công nghiệp Đồng Văn 1 (huyện Duy Tiên, Hà Nam) trên tổng diện tích 20.000 m2, mức đầu tư ban đầu khoảng 7 - 8 triệu USD.

Theo chia sẻ của Elmich, sau hơn 4 năm gia nhập thị trường Việt Nam, Công ty đã đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm hấp dẫn, từ 25 - 30%.

Đại diện Tập đoàn Sunhouse cho biết, giai đoạn 2010 - 2016, Tập đoàn  luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, trung bình ở mức 30%. Đặc biệt, thương hiệu Sunhouse đã mở rộng mạng lưới phân phối khắp 63 tỉnh, thành phố trong nước và xuất khẩu sang những thị trường khó tính trên thế giới như Hong Kong, Brazil, Canada, Mexico…

Theo dự báo của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), nhiều hãng sản xuất hàng gia dụng cao cấp từ Đức, Thụy Điển… cũng đang quan tâm đến thị trường Việt Nam. Có thể họ không đặt nhà máy, nhưng nhập khẩu và bán hàng tại thị trường trong nước là cách được nhiều doanh nghiệp vẫn thường làm trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường.

Doanh nghiệp nhựa gia dụng tìm cách giữ vị thế
Trước sức ép nhiều thương hiệu cao cấp nước ngoài nhảy vào khai thác thị trường hàng gia dụng Việt Nam, doanh nghiệp Việt bộc lộ nhiều...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư