-
Chất Hà thành trong chương trình "Hà Nội - Bản hùng ca phố" -
Khám phá dòng chảy lịch sử của Hà Nội qua từng trang sách -
Giám đốc điều hành Everygolf: Golf hoàn toàn có thể trở thành ngành công nghiệp không khói -
Doanh nhân tỉnh Quảng Ninh - Vững vàng vượt sóng vươn xa -
TP.HCM thu tới 9 khoản dịch vụ giáo dục trường công lập dù chưa có hướng dẫn thống nhất -
Thái Bình: 400 vận động viên tham gia Giải vô địch Pickleball
Kể từ khi thực hiện điều tra và công bố số liệu về việc làm, thiếu việc, thất nghiệp, chưa bao giờ ngành thống kê có được những con số “đầy cảm xúc” như lần này. |
“Thị trường lao động đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng với hàng loạt kỷ lục tiêu cực được xác lập”, ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê nhấn mạnh tại cuộc họp báo về tình hình lao động việc làm quý 3 và 9 tháng đầu năm vừa được tổ chức.
Lao động có việc làm trong quý III giảm sâu chưa từng thấy
Nguyên nhân khiến thị trường lao động xác lập hàng loạt kỷ lục tiêu cực, theo ông Nam không gì khác chính là làn sóng dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 4 với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm, diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình lao động việc làm.
“Hàng triệu lao động bị mất việc làm, bị cắt giảm thu nhập. Cơ hội tìm kiếm được việc làm của người lao động trở nên khó khăn hơn bao giờ hết”, ông Nam nói thêm.
Còn theo ông Nguyễn Trung Tiến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, kể từ khi thực hiện điều tra và công bố số liệu về việc làm, thiếu việc, thất nghiệp, thu nhập của người lao động, chưa bao giờ ngành thống kê có được những con số “đầy cảm xúc” như lần này.
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, tính riêng trong quý III vừa qua, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… So với quý trước, số lao động chịu tác động xấu bởi đại dịch Covid-19 trong quý III tăng thêm 15,4 triệu người.
“Quý trước, thị trường lao động đã bị tác động tiêu cực do làn sóng Covid-19 thứ ba bắt đầu trở lại kể từ tháng 4, quý III còn tiêu cực hơn cả quý II. Đây có thể nới là quý mà người lao động bị tác động tiêu cực mạnh nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện (đầu năm 2020). Cụ thể, trong tổng số hơn 28,2 triệu người bị tác động tiêu cực, có 4,7 triệu người bị mất việc; 14,7 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; khoảng 12 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 18,9 triệu lao động bị giảm thu nhập”, ông Nguyễn Huy Minh, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và lao động nói thêm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý III có 49,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, giảm khoảng 2 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
“Sự sụt giảm nghiêm trọng về số người tham gia lực lượng lao động trong quý III năm 2021 làm tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong quý này xuống thấp nhất trong 10 năm trở lại đây với 65,6%, giảm 2,9 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 3,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước”, ông Nam cho biết.
Trong khi đó, theo ông Minh, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 lần thứ tư đã làm số người tham gia lực lượng lao động sụt giảm nghiêm trọng. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức thấp chưa từng có trong vòng 10 năm trở lại đây.
“Trong cơn bão đại dịch, Đông Nam bộ là vùng chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất về tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động, với 62,8% (giảm 7,9 điểm phần trăm so với quý trước và cùng kỳ năm trước), tiếp theo đó là Đồng bằng sông Cửu Long với 65,4% (giảm so với quý trước là 3,3 điểm phần trăm và giảm so với cùng kỳ năm trước 5,4 điểm phần trăm). Lao động có việc làm trong quý III năm 2021 tiếp tục giảm sâu chưa từng thấy từ trước tới nay, giảm gần 2,6 triệu người so với quý trước và giảm 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Số lượng lao động có việc làm quý này là 47,2 triệu người, xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua”, ông Minh cho biết.
Trước mắt chưa thiếu lao động trầm trọng
Theo ông Nam, giãn cách xã hội kéo dài cả quý 3 đã làm trầm trọng hơn thị trường lao động và ảnh hưởng mạnh tới ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, số lao động trong 2 ngành này đều giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây.
“Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến khu vực chính thức làm số lao động trong khu vực này giảm mà còn lan rộng sang cả khu vực phi chính thức khiến người lao động không còn cơ hội tìm được việc làm phi chính thức như thường thấy trước đây. Điều này dẫn đến, tình trạng nhiều người lao động không thể tìm được việc làm, kể cả việc làm tạm thời trong giai đoạn này”, ông Nam phân tích
Cụ thể, trong quý III năm 2021, số lao động có việc làm chính thức là 15,1 triệu người, giảm gần 469.000 người so với quý trước và giảm 657.000 người so với cùng kỳ năm trước. Số lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản là 18 triệu người, giảm 2,9 triệu người so với quý trước và giảm 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại với tình trạng thất nghiệp, mất việc, thiếu việc, kể từ khi TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương kiểm soát được tình hình dịch bệnh, số ca nhiễm Corona Virus giảm mạnh, số người khỏi bệnh tăng cao cùng với độ phủ vaccine thì tình trạng người lao động từ các địa phương này đã “rời bỏ miền đất hứa” và chấp nhận đi xe máy hàng ngàn cây số về quê hương khiến hàng loạt doanh nghiệp bắt đầu quay trở lại hoạt động đối mặt với tình trạng thiếu lao động.
Theo ông Nguyễn Trung Tiến, một bộ phận không nhỏ người lao động hồi hương là làm việc ở khu vực phi chính thức, làm việc bán thời gian, lao động thời vụ, ngắn hạn, thu nhập vừa thấp, vừa bấp bênh nên họ đã quyết định trở về quê khi điều kiện cho phép.
“Bên cạnh đó, nhiều địa phương có các chính sách rất nhân văn đối với người dân đi “tha phương kiếm sống” như tổ chức đưa người về, đón người người dân trở về, tổ chức cách ly không thu phí và hứa sẽ tạo công ăn việc làm ở quê hương để người lao động “ly nông bất ly hương”. Tuy nhiên tình trạng doanh nghiệp thiếu lao động trong trước mắt chưa diễn ra trầm trọng.
Phân tích về tình trạng người lao động quyết định rời bỏ “chốn phồn hoa đô thị” trở lại quê hương, ông Phạm Hoài Nam cho rằng, có nguyên nhân chính là ở các trung tâm công nghiệp này chống dịch không có kế hoạch, lộ trình cụ thể khiến người lao động không biết tương lai ra sao trong khi nguồn tài chính dữ trữ của họ đã cạn kiệt.
“Do không có kế hoạch chống dịch cụ thể nên cứ hết 15 ngày giãn cách lại tiếp tục kéo dài thêm 15 ngày nữa khiến tương lai của người lao động bất định. Ngay cả bây giờ khi mà đại dịch đã cơ bản được kiểm soát, nhiều địa phương mở cửa trở lại nhưng trong số 17 sân bay thì vẫn có nhiều sân bay vẫn bế quan tỏa cảng, hoạt động giao thông đường bộ, đường sắt cũng tương tự khiến nguồn cung đầu vào cho sản xuất không được đáp ứng, đầu ra của sản phẩm cũng bị nhiều nút thắt khiến người lao động không biết việc làm của họ sẽ ra sao cho dù nhiều doanh nghiệp đã hoạt động trở lại vì vậy buộc họ phải lựa chọn về quê vì không còn cách nào khác”, ông Nam nhấn mạnh.
Ông Nam cho biết, đúng là có khoảng 1,3 triệu người đã trở về quê nhưng thị trường lao động trong thời gian tới cũng chưa gay gắt do doanh nghiệp chưa thể hoạt động hết công suất và vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trở lại cũng chỉ là cầm chừng.
-
Những địa danh lịch sử gắn với Ngày giải phóng Thủ đô -
Giám đốc điều hành Everygolf: Golf hoàn toàn có thể trở thành ngành công nghiệp không khói -
Hơn 1,6 triệu giáo viên mong chờ một dự luật dành riêng cho nhà giáo -
70 năm giải phóng Thủ đô: Những dấu mốc quan trọng -
Trải nghiệm miễn phí xe bus 2 tầng trong ngày kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô -
Giải golf từ thiện thường niên Vì trẻ em Việt Nam: Nâng bước thế hệ tương lai -
Hà Nội - Những địa danh lịch sử ghi dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
1 Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
2 Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
3 Đề xuất triển khai sớm Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng -
4 Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 7% trong năm 2024 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp