Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Thị trường M&A Việt Nam lôi cuốn nhà đầu tư Nhật Bản
Hữu Tuấn - 10/08/2014 18:25
 
Nhân dịp sang Việt Nam tham dự Diễn đàn M&A Việt Nam 2014, ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc điều hành Recof chia sẻ về triển vọng thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) tại Việt Nam và mối quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản đối với các ngành hàng tại Việt Nam thông qua hình thức đầu tư gián tiếp này.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
M&A ngân hàng sẽ nóng khi thực hiện tuân thủ Basel II
Những yếu tố nào tạo nên làn sóng M&A thứ 2?
Khẩu vị nhà đầu tư Nhật Bản, Mỹ trong thương vụ M&A
Sóng M&A chờ gió cổ phần hóa
Đón đầu nhu cầu định giá doanh nghiệp

Đối với các công ty Nhật Bản, Việt Nam hiện là thị trường M&A đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan. Recof dường như đang rất bận rộn với các hoạt động M&A tại Việt Nam, thưa ông?

   
  Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc điều hành Recof  

Nếu năm 2011 có 18 thương vụ M&A giữa Việt Nam và Nhật Bản, năm 2012 có 17 thương vụ, thì đến năm 2013, có tới 20 thương vụ, cao nhất trong lịch sử M&A giữa hai nước. Cùng với các thương vụ đang thực hiện, chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu số lượng các thương vụ thường niên sẽ đạt mức 30 hoặc hơn vào năm 2016.

Chúng tôi đang chủ động duy trì, thúc đẩy các giao dịch M&A giữa doanh nghiệp hai nước, mà một nửa trong các danh mục thông tin của chúng tôi là các thương vụ tại Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi đang có trên 10 thương vụ với các công ty Việt Nam, bao gồm các lĩnh vực dịch vụ tài chính phi ngân hàng, vận tải, dịch vụ công nghệ, khách sạn, dịch vụ marketing và ngành hàng bán lẻ.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực tài chính phi ngân hàng, vận tải, dịch vụ công nghệ và có thể thêm các lĩnh vực bán lẻ và nhà hàng, tùy thuộc vào tình hình cụ thể.

Các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm tới lĩnh vực hoặc ngành hàng nào tại Việt Nam?

Chúng tôi đang chủ động trong một loạt lĩnh vực, từ sản xuất các sản phẩm nguyên liệu thô (giấy, hóa chất, kim loại, xi măng...) tới các dịch vụ tài chính, công nghệ, vận tải, thực phẩm, đóng gói, xây dựng và kỹ thuật. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhận thấy sự hứng thú của nhà đầu tư Nhật Bản đối với các ngành hàng tiêu thụ mạnh tại Việt Nam, như GMS, điện tử ứng dụng, nhà hàng và thuốc.

Các chính sách của Nhật Bản và Việt Nam có tác động như thế nào đến làn sóng các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, thưa ông?

Nhu cầu đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển của các công ty Nhật Bản vẫn duy trì ổn định. Các điều kiện kinh tế nội địa vẫn được duy trì vững chắc dưới Chính sách Abenomic. Câu hỏi về nơi nên đầu tư vẫn còn bỏ ngỏ, nhưng chúng tôi tin rằng, Việt Nam đang ở vị thế tốt hơn so với nhiều nước Đông Nam Á khác, khi mà sự tập trung chủ yếu của các công ty Nhật đều đang ở thị trường ASEAN năm 2015.

Đối với Việt Nam, một số ngành chính tại Việt Nam đang được chi phối bởi doanh nghiệp nhà nước. Do đó, các cơ hội hiện hữu cho các công ty nước ngoài thâm nhập thị trường khá hạn chế trong thời gian trước đây. Nhưng gần đây, sự đổi mới và cải cách nền kinh tế, trong đó cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào các công ty nhà nước, sẽ là cơ hội để những nhà đầu tư Nhật Bản trong các lĩnh vực phát triển kết nối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc thậm chí để thâu tóm các doanh nghiệp này.

Recof đã gặp những khó khăn nào khi làm việc cùng với các công ty Việt Nam?

Chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc tuân thủ các quy định khá phức tạp và khó hiểu, gây cản trở nhất trong quá trình thực hiện các thương vụ tư vấn M&A tại Việt Nam. Riêng với các doanh nghiệp nhà nước, tôi nhận thấy những quy định liên quan đến thủ tục đấu giá, hay yêu cầu bán trên mức giá quy định của Nhà nước, đấu giá công khai sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình đàm phán.

Hầu hết nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng, họ cần được tìm hiểu kỹ hơn để cân nhắc lựa chọn những doanh nghiệp có tiềm năng tại Việt Nam. Sự hạn chế trong minh bạch thông tin tài chính cũng là một khó khăn đối với doanh nghiệp Nhật Bản trong việc tiếp cận các thương vụ cổ phần hóa tại Việt Nam.

Ngoài ra, còn các vấn đề liên quan đến sự thay đổi đột ngột hoặc kỳ vọng giá cao của bên bán, cũng như cạnh tranh giữa các nhà đầu tư Nhật Bản...

Ông có lời khuyên gì đối với các công ty Việt Nam trong quá trình đàm phán với nhà đầu tư Nhật Bản?

Các công ty Nhật Bản cần quá trình dài hơn trong thời điểm ban đầu tại các cuộc đàm phán, với các yêu cầu lớn hơn về số lượng thông tin được đưa ra. Chúng tôi thường khuyên khách hàng của mình cần phải kiên nhẫn, các công ty Nhật Bản thường không cần quá nhiều thời gian nếu họ đã vạch rõ bước khởi đầu cho quá trình thâm nhập và lời nói của họ sẽ không dễ dàng thay đổi.

Các giao dịch khó thực hiện được, nếu thiếu nhà tư vấn tốt. Nên có những nhà tư vấn bản địa đi cùng doanh nghiệp Việt Nam, để có sự hỗ trợ tốt hơn khi tiến hành đàm phán.

Kinh nghiệm M&A và tái cơ cấu thành công

Kinh nghiệm M&A và tái cơ cấu thành công

() Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, để có thể thành công trong M&A và quá trình tái cấu trúc, cần thiết có sự tích hợp thành công dưới sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước. M&A không đơn thuần chỉ là sự mở đầu và kết thúc mà phải có chiến lược cụ thể để tăng trưởng trong tương lai.

M&A Việt Nam: Làn sóng thứ hai không chỉ là gợn sóng

M&A Việt Nam: Làn sóng thứ hai không chỉ là gợn sóng

() Những kết quả khả quan về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vừa được công bố hôm 6/7 khiến các nhà đầu tư có mặt tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2014 diễn ra tại TP.HCM hôm qua (7/8) thêm phần hào hứng và kỳ vọng rằng, làn sóng mua bán, sáp nhập (M&A) thứ hai trong giai đoạn 5 năm tới sẽ không chỉ là một gợn sóng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư