-
MBS: Mảng môi giới sụt giảm, lãi "mỏng" chưa đến 1 tỷ đồng -
Cổ phiếu của Becamex BCE bất ngờ tăng cao khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ -
Kỳ vọng "nổ" nhiều “bom tấn” IPO, 47,5 tỷ USD sẽ đổ vào thị trường khoán -
VIS Rating kỳ vọng điều kiện kinh doanh cải thiện trong năm 2025 -
Thay đổi bộ chỉ số HOSE-Index, nâng chất lượng cho rổ VN30 từ tháng 3/2025 -
Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, vàng đã tăng giá khoảng 23%. Ảnh: Dũng Minh |
Lãi suất có thể sẽ giảm nhẹ
Để chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất điều hành kể từ tháng 3/2020. Mặt bằng lãi suất tiết kiệm theo đó cũng giảm mạnh, kỳ hạn dưới 5 tháng cao nhất chỉ dao động 3,25-3,375%/năm, kỳ hạn trên 1 năm chỉ 5,5-6,5%/năm.
So với cuối năm 2019, mặt bằng lãi suất đã giảm khoảng 1/3, thậm chí có kỳ hạn còn giảm hơn khiến nhiều người có tiền nhàn rỗi phải đắn đo. Thế nhưng, theo các dự báo đưa ra, khả năng mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm nhẹ thời gian tới.
TS. Lê Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc đầu tư tại Dragon Capital cho rằng, lạm phát hiện không phải là vấn đề phải lo lắng như thời điểm năm 2008 và 2011, khi Việt Nam chưa có kinh nghiệm kiểm soát lạm phát và có quá nhiều yếu tố tác động lên lạm phát. Hiện nay, lãi suất tiền gửi tiết kiệm vẫn thực dương và khó xảy ra lạm phát cao. Vì thế, khả năng mặt bằng lãi suất còn giảm nhẹ.
“Việt Nam đã theo đuổi một chính sách lãi suất thực dương trong giai đoạn rất dài. Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô đã ổn định trong hơn 6 năm qua, chúng ta nên giảm bớt sự theo đuổi chính sách lãi suất thực dương”, TS. Tuấn lý giải.
Theo ông Tuấn, nền kinh tế Việt Nam dự trữ ngoại hối đã đạt gần 100 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 2008, các dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ về và thặng dư thương mại dự kiến tiếp tục duy trì trong năm tới. Các yếu tố bên ngoài vẫn có tác động vào kinh tế Việt Nam, nhưng bức tranh của năm 2021 có nhiều triển vọng.
TS. Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam đánh giá, khi đầu tư, người ta thường nhìn vào yếu tố trượt giá của đồng tiền. Gửi tiền ngân hàng thường bị mất giá, nhất là trong bối cảnh mặt bằng lãi suất giảm hiện nay, nhưng rủi ro gần như bằng không.
Vàng, chứng khoán rủi ro
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, vàng đã tăng giá khoảng 23%. Nhưng không phải cứ rót tiền vào vàng là nhà đầu tư kiếm được mức lợi nhuận này. Ngược lại, nếu không theo dõi sát và cẩn trọng, thì nhà đầu tư phải khóc ròng, bởi thị trường vàng trong nước và thế giới khó liên thông khi Việt Nam không cho xuất nhập vàng.
Khi giá vàng thế giới biến động, giá vàng trong nước khó theo kịp và các nhà kinh doanh vàng thường nới rộng biên độ mua - bán. Vì thế, người mua vàng trong nước chịu thiệt, kể cả khi giá vàng tăng.
Đó cũng chính là lý do khiến người dân và cả nhà đầu tư trong nước không mấy mặn mà với kênh đầu tư vàng như trước đây. Sự bùng phát khó lường của đại dịch Covid-19 vẫn là yếu tố hỗ trợ cho giá vàng thế giới khi đang tiến sát 1.900 USD/ounce. Thời điểm này, giới đầu tư trên thị trường quốc tế đang củng cố lại danh mục đầu tư và điều này có thể có lợi cho vàng. Theo đó, một số nhà đầu tư có thể chốt lời ở cổ phiếu và tái đầu tư vào các tài sản an toàn hơn như vàng.
Từ góc độ mùa vụ, vàng thường có xu hướng tăng giá tốt vào cuối tháng 12/2020 và đầu tháng 1/2021. Tuy nhiên, các nhà đầu tư trong nước có vẻ thờ ơ hơn với vàng. Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho hay, dù giá vàng biến động, song giao dịch vàng miếng của nhà đầu tư nội không mấy sôi động.
Trong khi đó, chứng khoán và bất động sản vẫn được nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng, cho dù rủi ro đi kèm là khó tránh khi đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, tác động lên sức khỏe nhiều doanh nghiệp niêm yết. Nếu đầu tư bất động sản, tiền thuê mỗi năm khoảng 4%, cộng với giá trị nhà, đất tăng mỗi năm khoảng 5% thì nhà đầu tư được có lợi nhuận khoảng 10%/năm. Song đầu tư bất động sản có thể rủi ro hơn gửi tiết kiệm ngân hàng.
TS. Nguyễn Xuân Thành cho rằng, vàng không phải là lựa chọn đầu tiên trong đầu tư. Lý do là giá vàng thường lên xuống theo thời điểm, nếu tăng cao, thì rủi ro đảo chiều lớn. Chỉ cần một thông tin về dịch bệnh được kiểm soát là giá vàng giảm, nhưng nếu hôm sau dịch bệnh lại bùng phát thì giá vàng đột ngột tăng.
-
Thay đổi bộ chỉ số HOSE-Index, nâng chất lượng cho rổ VN30 từ tháng 3/2025 -
Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền -
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm -
Dư nợ cho vay margin chứng khoán sẽ còn tăng trong năm 2025 -
Góc nhìn TTCK tuần 13-17/1: Nhà đầu tư nên dừng “bán tháo” -
Kênh đầu tư 2025: Vàng là tài sản chiến lược, thêm tiền chờ cơ hội giải ngân
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/1 -
2 Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
3 Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
4 Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
5 Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ