
-
Sẽ có học bổng và tín dụng ưu đãi sau tốt nghiệp cho nhân lực công nghệ cao
-
Tháng 10/2025 sẽ trình Quốc hội Dự án Luật Thương mại điện tử
-
Tháo gỡ vướng mắc các dự án để tạo đột phá tăng trưởng cho tỉnh Gia Lai
-
Đề xuất thay đổi thời gian công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội
-
Bộ Công an nói gì về vụ sữa giả HIUP và thực phẩm Ofood? -
Trong năm nay, tất cả thủ tục liên quan đến doanh nghiệp sẽ được giải quyết trực tuyến
![]() |
Phiên họp toàn thể của Ủy ban Xã hội. |
Sáng 6/12, Ủy ban Xã hội của Quốc hội họp phiên toàn thể thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Phát biểu khai mạc, Phó chủ tịch Quốc hội Thường trực Trần Thanh Mẫn đề cập bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hai tuần qua với lưu ý số ca nhiễm và nặng và tử vong tăng, tình hình tới đây còn hết sức phức tạp.
Vì vậy, ông Mẫn cho rằng, cần thiết phải ban hành nghị quyết và lưu ý tinh thần là nhanh nhưng chính sách, cơ chế phải đúng, chắc chắn, hiệu quả.
Trình bày tờ trình dự thảo nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý trong quá trình chuẩn bị thẩm tra Chính phủ đã tiếp tục hoàn thiện Nghị quyết, báo cáo và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách tập trung vào 4 nhóm vấn đề, trong đó có thanh toán chi phí và chế độ chống dịch.
Về thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 tại các cơ sở y tế được thành lập hoặc giao nhiệm vụ thu dung, điều trị Covid-19, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 268 quy định ngân sách nhà nước có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh liên quan trực tiếp đến điều trị Covid-19, đối với bệnh nhân mắc Covid-19 có các bệnh khác thì việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với các bệnh này phải thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Bảo hiểm y tế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo tờ trình của Chính phủ, việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 còn gặp khó khăn trong việc bóc tách chi phí để thanh toán theo các nguồn.
Chính phủ kiến nghị vẫn tiếp tục thực hiện việc thanh toán chi phí theo quy định tại Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 nhưng cho phép bổ sung quy định trường hợp không bóc tách được chi phí thì ngân sách sẽ chi trả toàn bộ; đồng thời cho phép Chính phủ quyết định việc sử dụng kinh phí từ nguồn quỹ dự phòng của Quỹ bảo hiểm y tế để cùng với nguồn ngân sách nhà nước chi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Covid-19 trên nguyên tắc bảo đảm an toàn.
Tuy nhiên, Nhóm nghiên cứu Tiểu ban Y tế - Dân số của Ủy ban Xã hội cho rằng, một trong những nguyên nhân của việc khó bóc tách là Chính phủ chưa kịp thời hướng dẫn nội dung này theo tinh thần Nghị quyết 268.
Phần thảo luận, các ý kiến tại cơ quan thẩm tra đều bày tỏ nhất trí cần ban hành nghị quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nâng cao hiệu quả chống dịch.
Rất ủng hộ đề xuất của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết các trung tâm hồi sức đang rất mong chờ vì thực tế không thể bóc tách được chi phí.
Cũng đồng tình phải tháo gỡ khó khăn về thanh toán chi phí, nhưng đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) và một số ý kiến khác cho rằng cần quy định cụ thể hơn nữa để tránh nghị quyết đưa ra không thực hiện được do khả năng của ngân sách có hạn.
Lần này, Chính phủ cũng đề nghị đổi với cơ sở khảm bệnh, chữa bệnh tư nhân được huy động tham gia phòng, chổng dịch Covid-19 thì áp dụng mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do HĐND cấp tỉnh nơi huy động cơ sở y tế tư nhân tham gia quyết định, bảo đảm không vượt quá mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện trung ương đỏng trên địa bàn.
Theo nhóm nghiên cứu, quy định như vậy không bù đắp được chi phí mà cơ sở y tế tư nhân vì giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bảo hiểm y tế chưa được tính đúng, tính đủ. Bên cạnh đó, đề nghị quy định rõ nguồn chi cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 khác bên cạnh chi phí điều trị Covid-19 của cơ sở y tế tư nhân.
Ngoài ra, để khuyến khích, tạo động lực cho cơ sở y tế tư nhân tham gia vào việc tiêm chủng, xét nghiệm, khám chữa bệnh Covid-19 một cách tự nguyện, trách nhiệm thì Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu cơ chế thanh toán các chi phí thực hiện công tác phòng, chống và điều trị Covid-19 vừa đảm bảo cân đối bù đắp chí phí vận hành của cơ sở tư nhân và phù hợp khả năng chi trả của ngân sách Nhà nước.
Theo dự kiến, trong chương trình phiên họp thứ 6 diễn ra trong tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo nghị quyết cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

-
Quản lý cán bộ theo vị trí việc làm, đổi mới tuyển dụng công chức -
Tăng tốc tăng trưởng GRDP -
Cấp tỉnh được phân cấp cho cấp xã thực hiện dự án PPP -
Các địa phương đang ở thời điểm lựa chọn chiến lược phát triển -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 14,3% sau 6 tháng năm 2025 -
Bỏ tử hình với tội tham ô, bổ sung quy định bảo đảm thu hồi tài sản -
Nội dung và phân khu Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh