-
Thủ tướng trao Cờ Thi đua của Chính phủ cho Báo Đầu tư -
Ban hành nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu -
Trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng -
Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư năm 2024 -
TP.HCM đề xuất giữ Sở An toàn thực phẩm, giảm 24 Đảng bộ và 6 sở -
TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận. |
Tiếp tục phiên họp thứ 34, chiều 13/6, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Văn bản dưới luật sẽ đảm bảo tiến độ
Theo tờ trình, Chính phủ đề xuất cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024. Riêng một số quy định chuyển tiếp tại các điều từ Điều 253 đến Điều 260 Luật Đất đai cho phép có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Cụ thể hơn, theo Chính phủ, trong tổng số 260 điều của Luật Đất đai, có 97 điều giao Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật. Đối với các nội dung không phải quy định chi tiết thì thực hiện được ngay mà không cần chờ văn bản hướng dẫn, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quyền của người sử dụng đất.
Việc cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn sẽ khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai, đáp ứng mong mỏi và nguyện vọng của các địa phương, doanh nghiệp và người dân, theo tờ trình.
Tương tự, nhiều chính sách trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có thể thực hiện được ngay mà không cần phải hướng dẫn chi tiết (chính sách miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, dự án xây dựng nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện hưởng chính sách nhà ở xã hội.
Luật Các tổ chức tín dụng có 2 khoản (khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 bảo đảm có hiệu lực với thời điểm có hiệu lực của Luật Kinh doanh bất động sản. Do vậy, khi thời điểm có hiệu lực của Luật Kinh doanh bất động sản thay đổi thì cần thiết phải sửa đổi hiệu lực của khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng quy định về hiệu lực của khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật này để bảo đảm áp dụng đồng bộ quy định pháp luật, bảo đảm chặt chẽ khi nhận tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng.
Đối với các quy định chuyển tiếp tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá tác động những vướng mắc có thể phát sinh đối với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, bao gồm tác động đối với doanh nghiệp đang thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất và những nội dung chuyển tiếp trong 3 Luật. Đồng thời có phương án phù hợp thể chế hóa trong Luật nhằm đảm bảo không gây khó khăn, vướng mắc cho công tác quản lý đất đai, nhà ở, thị trường bất động sản, đảm bảo quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ về đất đai, nhà ở, thị trường bất động sản đã được quy định.
Về tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật trên, Chính phủ khẳng định, có đầy đủ cơ sở để các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng để triển khai thi hành khi các luật này có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.
Nhận diện rõ, đầy đủ rủi ro, thách thức
Thẩm tra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc các luật sớm đi vào cuộc sống không chỉ là mong muốn mà còn là yêu cầu đặt ra của Quốc hội khi biểu quyết thông qua các luật này.
Ông Thanh nêu rõ, Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc sửa đổi hiệu lực sớm hơn 5 tháng đối với các luật mới được thông qua, chưa có hiệu lực, có nhiều nội dung mới, quan trọng, phức tạp, tác động lớn cần phải được cân nhắc hết sức thận trọng.
Cơ quan thẩm tra cũng chỉ rõ, hồ sơ dự án luật chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu phân tích, đánh giá, so sánh kỹ lưỡng những tác động tích cực, tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội để làm rõ tính tối ưu của việc điều chỉnh hiệu lực của các luật sớm hơn so với việc giữ nguyên hiệu lực thi hành. Nhất là ảnh hưởng, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp, đến hoạt động của các tổ chức tín dụng, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, phản ứng, tâm lý của xã hội, người dân, doanh nghiệp khi chính sách pháp luật liên tục thay đổi, không ổn định và giải pháp khắc phục phù hợp; rà soát các nội dung quy định chuyển tiếp tại 4 luật này và quy định tại các luật khác có liên quan chịu tác động của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành sớm hơn 5 tháng để có phương án xử lý phù hợp.
Ngoài ra, Uỷ ban Kinh tế nhận xét, cơ quan trình cũng chưa làm rõ mức độ đáp ứng các điều kiện bảo đảm thi hành luật như: tiến độ và chất lượng văn bản quy định chi tiết do cơ quan trung ương ban hành, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có được bảo đảm trong bối cảnh hiệu lực của các luật thay đổi…; chưa cung cấp số liệu, kết quả và khả năng ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật để bảo đảm có hiệu lực đồng thời với hiệu lực của các luật, bao gồm cả văn bản của địa phương.
Sau phần thảo luận và nghe các cơ quan liên quan báo cáo thêm, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét trình Quốc hội xem xét, quyết định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.
Đồng thời đề nghị Chính phủ khẩn trương, sớm ban hành việc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành các văn bản hướng dẫn, đảm bảo chất lượng, tiến độ, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thi hành luật từ 1/8/2024.
Phó chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, rà soát kỹ các điều khoản chuyển tiếp để đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi, không chồng chéo, mâu thuẫn trong nội tại các luật, giữa các luật và hệ thống pháp luật. Nhận diện rõ đầy đủ rủi ro, thách thức, hệ quả tiêu cực của việc điều chỉnh thời gian hiệu lực và điều khoản chuyển tiếp của các luật để có giải pháp kiểm soát, khắc phục.
“Chính phủ cần cam kết, chịu trách nhiệm toàn diện trước Quốc hội, nhân dân về hiệu quả của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp của các luật như thuyết minh trong tờ trình của Chính phủ. Không tạo khoảng trống pháp luật, pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách, hợp thức hóa các sai phạm, lợi ích nhóm. Không gây vướng mắc, ách tắc, khó khăn cho các địa phương, người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển, không tạo ra hiệu ứng pháp lý tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng chịu tác động, môi trường đầu tư kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng dẫn đến phản ứng xã hội, khiếu nại, khiếu kiện ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội”, Phó chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
-
Ban hành nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu -
Trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng -
Thủ tướng: Ngành Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phát huy tinh thần "5 tiên phong" -
Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư năm 2024
-
TP.HCM đề xuất giữ Sở An toàn thực phẩm, giảm 24 Đảng bộ và 6 sở -
Toàn ngành Kế hoạch - Đầu tư và Thống kê đang đứng trước thời khắc lịch sử mới của đất nước và của ngành -
Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải sau hợp nhất sẽ giảm 41% số đầu mối -
Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét -
Kéo dài thời gian thực hiện Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia đến ngày 31/12/2026 -
Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, góp phần đưa đất nước vươn mình bước vào kỷ nguyên giàu mạnh và thịnh vượng
-
1 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
2 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
3 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
4 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025 -
5 TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion