-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Ba địa phương mới triển khai từ ngày 12/3 gồm TP Đà Nẵng, tỉnh Hòa Bình, Khánh Hòa. Các tỉnh còn lại thuộc kế hoạch đợt một đang khẩn trương tổ chức tập huấn, thực hiện công tác chuẩn bị cho triển khai. Dự kiến trong tuần tới tỉnh Quảng Ninh, Điện Biên, Đồng Tháp sẽ bắt đầu triển khai vắc xin Covid-19 trên địa bàn.
Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi thận trọng với các loại hộ chiếu y tế, yêu cầu các nhà chức trách và nhà điều hành du lịch không coi bằng chứng về việc tiêm chủng là điều kiện để du lịch quốc tế. |
Theo báo cáo nhanh từ các điểm tiêm chủng, trong ngày 12/3 Dự án Tiêm chủng mở rộng ghi nhận 1 trường hợp phản ứng chẩn đoán phản vệ độ II tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2.
Trường hợp này xuất hiện triệu chứng 30 phút sau tiêm vắc xin, đã được phát hiện và xử trí kịp thời theo đúng quy định, hiện tại đã ổn định.
Trên thế giới, một số quốc gia châu Âu như Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Thái Lan đã ngưng tiêm phòng vắc xin AstraZeneca sau khi nhận được các báo cáo về tình trạng bị đông máu ở một vài trường hợp đã chủng ngừa. Trong khi đó, Anh, Pháp và Canada tuyên bố vẫn tiếp tục tiêm vắc xin AstraZeneca vì tin chế phẩm mang lại nhiều lợi ích hơn rủi ro.
Trước hai luồng phản ứng nêu trên khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) buộc phải lên tiến khẳng định, hiện không có lí do gì khiến các nước phải ngừng sử dụng vắc xin ngừa Covid-19 do hãng dược AstraZeneca sản xuất.
Phát ngôn viên WHO Margaret Harris cho biết, đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện bất kỳ mối liên hệ nhân quả nào giữa việc tiêm vắc xin này với các vấn đề sức khỏe của người dùng.
Liên quan tới chính sách vắc xin hiện một số nước đã phát hành hộ chiếu vắc xin Covid-19, như Trung Quốc. Thái Lan cũng đã công bố kế hoạch cấp hộ chiếu vắc xin và giảm thời gian cách ly bắt buộc những người đã tiêm chủng.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi thận trọng với các loại hộ chiếu y tế, yêu cầu các nhà chức trách và nhà điều hành du lịch không coi bằng chứng về việc tiêm chủng là điều kiện để du lịch quốc tế.
Tại Việt Nam, theo quy định, những người có hộ chiếu vắc xin nhập cảnh vẫn cần phải cách ly. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho rằng việc cách ly người có hộ chiếu vắc xin khi về Việt Nam là cần thiết.
Chuyên gia lý giải, một người khi đã tiêm vắc xin Covid-19 không đảm bảo 100% sẽ không mắc bệnh. Hơn nữa, nếu có mắc bệnh thì triệu chứng rất nhẹ hoặc không có triệu chứng, do đó càng có nguy cơ lây lan và bùng phát trong cộng đồng cao hơn. Việc gỡ bỏ cách ly đối với người có hộ chiếu vắc xin chỉ nên xảy ra khi phải đảm bảo cộng đồng phải được an toàn.
Mặt khác, theo chuyên gia, Việt Nam chỉ mới triển khai tiêm vắc xin Covid-19 với tỉ lệ rất nhỏ, phần lớn cộng đồng chưa có miễn dịch với virus SARS-CoV-2, do đó nếu để nguồn bệnh lọt ra ngoài cộng đồng thì khả năng dịch bệnh lây lan nhanh và rất rộng.
“Việc gỡ bỏ cách ly với người có hộ chiếu vắc xin chỉ nên được tính tới khi cả hai nước đều có độ bao phủ tiêm vắc xin cao. Khi đó, người về từ vùng có độ bao phủ tiêm chủng sẽ ít nguy cơ mắc bệnh hơn và điểm đến có tỉ lệ người được chích ngừa cao cũng được an toàn”, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho hay.
Đó là công tác tiếp nhận người có hộ chiếu vắc xin nhập cảnh, còn để triển khai hộ chiếu vắc xin trong nước theo ý kiến của Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, cơ quan này đề nghị Bộ Y tế, Bộ TT&TT phối hợp các nhà mạng lớn như Viettel, VNPT… hoàn thiện, sẵn sàng giải pháp và hệ thống kỹ thuật vào khoảng tháng 4.
Đồng thời Ban Chỉ đạo yêu cầu căn cứ vào đánh giá mức độ an toàn của từng loại vắc xin phòng Covid-19, từng nước để có chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ mục tiêu phòng chống dịch và phát triển kinh tế trong nước.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025