
-
Bệnh nhân mắc cùng lúc hai loại ung thư có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu
-
Tin mới y tế ngày 14/7: Thay đổi lối sống để giảm tỷ lệ mắc suy thận
-
Dịch bệnh truyền nhiễm tăng trở lại, Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng chống
-
Sữa rửa mặt Gammaphil 125ml bị thu hồi do không đúng thành phần theo công bố
-
Can thiệp dinh dưỡng trong điều trị thừa cân, béo phì -
Bộ Y tế công khai danh sách 7 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Nhằm tăng cường công tác truyền thông phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa một số thông điệp truyền thông về bệnh đậu mùa khỉ tại cửa khẩu.
Bệnh đậu mùa khỉ do virus gây ra với các triệu chứng: Phát ban với mụn nước trên mặt, tay, chân, thân, mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục và sốt; sưng hạch bạch huyết; đau đầu; đau cơ, lưng;
![]() |
Bệnh đậu mùa khỉ có dấu hiệu điển hình là sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết. |
Có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ khi tiếp xúc gần với người bệnh, thông qua tiếp xúc gần trong vòng 1 mét với người bệnh có triệu chứng
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bao gồm tiếp xúc da với da và quan hệ tình dục; Sống cùng nơi ở/ nơi sinh hoạt với người bệnh.
Tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng, đồ dùng của người bệnh (quần áo, chăn, chiếu, gối,…); Bảo vệ bạn và mọi người khỏi bệnh đậu mùa khỉ;
Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gần gũi với người nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tránh tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng, đồ dùng của người bệnh hoặc nghi mắc bệnh (quần áo, chăn, chiếu, gối,…).
Che miệng khi ho, hắt hơi. Thường xuyên vệ sinh tay. Đeo khẩu trang y tế và găng tay dùng một lần nếu bạn phải tiếp xúc gần với người có triệu chứng.
Chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc với người khác; liên hệ ngay với cơ sở y tế khi có triệu trứng nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ.
Đối với hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam: Hành khách chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Khi có dấu hiệu phát ban hoặc các triệu chứng khác kể trên, hãy tự cách ly và liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Về ca đậu mùa khỉ đầu tiên xâm nhập Việt Nam, ngày 4/10 TS. Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam đã khỏe mạnh, có kết quả âm tính sau hơn 10 ngày điều trị.
Trước đó, người phụ nữ phát bệnh với triệu chứng sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu, nổi nốt đỏ và ngứa trên cánh tay, thân mình, mặt khi đang du lịch tại Dubai.
Về TP. HCM, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả giải trình tự gene khẳng định bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus thuộc clade IIb. Chủng này đang lưu hành và gây dịch ở nhiều quốc gia trên thế giới từ đầu năm đến nay.
Theo TS. Hùng, các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân khi về Việt Nam chưa xuất hiện triệu chứng nghi ngờ.
Cho tới thời điểm này có thể nhận định nguồn lây là từ nước ngoài, nơi bệnh nhân đi du lịch. Bệnh chưa lây ra cộng đồng khi bệnh nhân về Việt Nam.
Thực tế này cũng phù hợp với các trường hợp đậu mùa khỉ trên thế giới là bệnh không dễ lây lan trong cộng đồng. Đa số người mắc trên toàn cầu cũng khỏi sau 10-14 ngày và hết lây lan sau 21 ngày.
Để phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế TP.HCM đã có kế hoạch chủ động cách ly kịp thời, khoanh vùng, giám sát hiệu quả người tiếp xúc gần với ca bệnh đầu tiên và là kết quả của quá trình chuẩn bị từ rất sớm của TP. Trong đó đã có quy trình chủ động giám sát từ nguồn khách nhập cảnh.
Đến nay, theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận hơn 68.000 ca đậu mùa khỉ ở 106 quốc gia, vùng lãnh thổ, 25 trường hợp tử vong.
Bệnh đậu mùa khỉ có dấu hiệu điển hình là sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết. Sau đó, cơ thể xuất hiện phát ban ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn và cơ quan sinh dục…
Bệnh lây khi tiếp xúc gần với người mắc, vật dụng cá nhân nhiễm mầm bệnh này hoặc có thể lây từ mẹ sang con.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần chủ động liên hệ các cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị, tránh lây lan cho người xung quanh.

-
Can thiệp dinh dưỡng trong điều trị thừa cân, béo phì -
Bộ Y tế công khai danh sách 7 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 13/7: Việt kiều Canada được bác sỹ Việt Nam cứu sống ngoạn mục -
Bệnh chồng bệnh vì lạm dụng corticoid -
Sốt xuất huyết tại TP.HCM diễn biến phức tạp -
Cảnh giác trước sự gia tăng bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ -
Kê đơn điện tử: Lời giải cho bài toán lạm dụng kháng sinh và thuốc đặc trị
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân