-
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế
Về việc này đại diện Sở Y tế TP.HCM cho hay, Sở Y tế đang phối hợp với các đơn vị liên quan siết chặt công tác phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Ngày 3/10, một lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM xác nhận, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận một ca mắc đậu mùa khỉ. |
Đối với công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM triển khai giám sát người nhập cảnh qua các cửa khẩu nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ.
Người nhập cảnh được giám sát thân nhiệt, triệu chứng phát ban có bóng nước cấp tính. Việc giám sát chặt trẽ ngay tại cửa khẩu sẽ sớm phát hiện ra những trường hợp nghi ngờ.
Sau khi điều tra, nếu được xác định là trường hợp nghi ngờ (có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ), người nhập cảnh sẽ được kiểm dịch viên y tế hướng dẫn đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới hoặc các bệnh viện đa khoa có khu cách ly để được kiểm tra, theo dõi.
Cũng theo yêu cầu của ngành Y tế, các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, do các trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) triển khai, thông qua giám sát người nhập cảnh bằng đường hàng không, hàng hải để phát hiện sớm ca bệnh, theo dõi thân nhiệt, triệu chứng.
Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, kiểm dịch viên y tế sẽ thăm khám, lập phiếu điều tra dịch tễ. Trường hợp du khách có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ, kiểm dịch viên y tế sẽ hướng dẫn người nhập cảnh đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương hoặc các bệnh viện đa khoa có khu cách ly để được kiểm tra, theo dõi.
Các CDC phối hợp với các cảng hàng không quốc tế và các đơn vị liên quan tăng cường giám sát để phát hiện những trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu; triển khai các biện pháp quản lý, xét nghiệm, phòng, chống dịch. Cùng với đó, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ cho các đơn vị trong ngành.
Để chủ động ứng phó khi dịch bệnh xâm nhập, chiều 1/8 vừa qua Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn Hướng dẫn chẩn đoán điều trị đậu mùa khỉ.
TS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Bộ đang xây dựng kế hoạch ứng phó với 3 tình huống dịch đậu mùa khỉ.
Tình huống 1, chưa có trường hợp bệnh thâm nhập vào Việt Nam, các bệnh viện kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị cơ sở vật chất, khu vực cách ly, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, vật tư...; xây dựng quy trình nội bộ tiếp đón, cách ly và điều trị người bị bệnh đậu mùa khỉ; điều trị ca bệnh theo phân tuyến…
Tình huống 2, có các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ thâm nhập vào Việt Nam, tổ chức khu điều trị cách ly riêng cho ca bệnh đậu mùa khỉ; cập nhật quy trình tiếp đón, cách ly, điều trị phù hợp…
Tình huống 3, nếu dịch lây lan ra cộng đồng, sẽ mở rộng khu vực cách ly điều trị, tính toán phương án tự cách ly điều trị tại nhà; sẵn sàng cử đội cấp cứu lưu động và hỗ trợ tuyến dưới, bệnh viện khác khi cần thiết; phân loại người bệnh theo mức độ nặng nhẹ để điều trị tại các tuyến phù hợp; hạn chế di chuyển người bệnh…
Theo chuyên gia, các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ cần theo dõi, xem xét chuyển tuyến điều trị là: giảm thị lực; giảm ý thức, hôn mê, co giật; suy hô hấp, chảy máu, giảm lượng nước tiểu; các dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Với các ca bệnh nghi ngờ hoặc đã xác định mắc bệnh, cần thực hiện giám sát và cách ly.
Công tác điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, bảo đảm dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý. Tiêu chuẩn xuất viện với bệnh nhân là người bệnh cách ly tối thiểu 14 ngày và đã hết các triệu chứng lâm sàng.
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ thường có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban, có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần;
Tuy nhiên, bệnh hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời, không tự ý điều trị.
Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
-
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu