
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
![]() |
Cầu Tân An trên Quốc lộ 1 vượt sông Vàm Cỏ Tây |
Sáng nay, tại Km 1947+182, Quốc lộ 1, TP.Tân An, Bộ GTVT đã tổ chức thông xe công trình cầu Tân An trên Quốc lộ 1 và 5 cầu trên Quốc lộ N1 trên địa bàn tỉnh Long An gồm các cầu: Mỏ Heo, Kênh T62, Kênh T4, Kênh T2 và Kênh T61. Đây là các hạng mục cuối cùng được xây dựng thuộc Dự án Tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2, được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Trong số 6 cầu vừa được thông xe, cầu Tân An có quy mô lớn nhất. Cầu nằm trên địa phận Tp. Tân An, tỉnh Long An, vượt sông Vàm Cỏ Tây, cách cầu hiện hữu nằm bên phải hướng tuyến khoảng 10m, có chiều dài toàn tuyến là 1.046 m, phần cầu chính vượt sông dài 301 m, có giá trị 110 tỷ đồng.
Cầu Tân An được khởi công tháng 9/2019, hoàn thành tháng 6/2020 do Liên danh CTCP xây dựng 465 - CTCP Đầu tư và Xây dựng công trình 3 - CTCP Vật tư thiết bị và Xây dựng công trình 624.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, việc hoàn thành và đưa vào khai thác cầu Tân An và 5 cầu trên tuyến QLN1 (Mỏ Heo, Kênh T62, Kênh T4, Kênh T2 và Kênh T61) trên địa bàn tỉnh Long An sẽ xóa bỏ các điểm nghẽn về ùn tắc và an toàn giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông từ thành thị đến nông thôn, kết nối vùng sâu vùng xa gồm các huyện nghèo biên giới giáp nước bạn Campuchia để tạo đà kết nối các tuyến vận tải nhằm đưa được hàng hóa tiếp cận nhanh về các trung tâm chế biến và tiêu thụ của tỉnh.
“Các công trình này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, cải thiện mạng lưới giao thông đường bộ, tạo tiền đề và là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An nói riêng và các tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ nói chung. Đặc biệt, cầu Tân An mới đưa vào khai thác sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết điểm nghẽn về giao thông trên 2 bờ Bắc - Nam sông Vàm Cỏ Tây của Tp. Tân An”, ông Thọ nhấn mạnh.
Dự án Tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2, sử dụng vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), có tổng mức đầu tư là 6.070 tỷ đồng (trong đó vốn vay ODA là 4.471.918 triệu đồng (24.771 triệu JPY).
Hiệp định vay vốn - VN12-P7 với JICA ký ngày 22/3/2013, hiệu lực ngày 20/7/2013; hết hạn giải ngân ngày 19/7/2020 sẽ xây dựng được 98 cầu trên 29 tuyến quốc lộ thuộc địa phận 31 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, 75 cầu đã hoàn thành quyết toán và đưa vào sử dụng từ năm 2017.
6 cầu trên địa bàn tỉnh Long An nằm trong nhóm 23 cầu sử dụng vốn dư của Hiệp định vay vốn, được bổ sung vào cuối năm 2018, tổ chức đấu thầu từ quý III - IV/2019, kịp thời gian hoàn thành tháng 6/2020 (trước thời hạn đóng Hiệp định, dừng giải ngân của JICA).
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới