
-
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM
-
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít
-
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh
-
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ
-
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia -
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả
![]() |
Xuất khẩu điện từ dự báo sẽ cán mốc 125 tỷ USD trong cả năm 2024. |
Hết tháng 10/2024, Việt Nam có hai nhóm hàng là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện mang về kim ngạch xuất khẩu hơn 105 tỷ USD.
Cụ thể, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 58,67 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, điện thoại và linh kiện đứng thứ hai với 46,47 tỷ USD, tăng 4,9%. Như vậy, riêng hai nhóm hàng lớn nhất chiếm đến 31,32% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhiều năm qua, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện duy trì vị thế hai nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đáng chú ý, sau nhiều năm đứng sau điện thoại và linh kiện, vài năm gần đây máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vươn lên trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua nhờ thu hút dòng vốn FDI cực lớn vào lập nhà máy sản xuất. Hiện, khoảng 98% kim ngạch xuất khẩu do các doanh nghiệp FDI nắm giữ.
Năm 2023 xuất khẩu điện thoại và linh kiện chỉ đạt 52,38 tỷ USD, giảm 9,7% (tương ứng giảm 5,61 tỷ USD so với năm trước). Trong khi đó, với kim ngạch xuất khẩu đạt 57,34 tỷ USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã đóng góp lớn nhất cho xuất khẩu cả nước.
Sau năm 2023 giảm xuất khẩu, tín hiệu về phục hồi đơn hàng đã duy trì phong độ suốt từ đầu năm đến nay, kéo hoạt động sản xuất tăng nhờ sự khởi sắc ở khối FDI và sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Đơn hàng đi các thị trường lớn đều tăng 2 con số, trong đó động lực lớn đến từ khối FDI.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 10/2024 của Việt Nam do S&P Global mới công bố đạt 51,2 điểm, tăng so với 47,3 điểm của tháng 9 và đã vượt ngưỡng 50.
Cùng với sự phục hồi của sản xuất và xuất khẩu nên kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 10 tháng qua tăng rất mạnh,đạt 88,25 tỷ USD, tăng tới 23,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước chỉ tăng 0,8%);
Dự báo, hai ngành xuất khẩu tốp đầu này có thể mang về doanh thu xuất klhẩu từ 126 - 126,5 tỷ USD trong năm nay.
-
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh -
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ -
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia -
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả -
Việt Nam-Trung Quốc ký kết thêm 4 nghị định thư nông nghiệp -
Bưởi Việt chính thức lên kệ Lotte Mart Hàn Quốc: Bước ngoặt mới cho nông sản Việt -
Việt Nam vẫn là nhà cung cấp gạo lớn cho Philippines
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu