Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Thu hồi đất phải mang tính nhân văn
Hàn Tín - 06/11/2013 17:04
 
Trải qua 5 phiên thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 2 kỳ thảo luận tại Quốc hội với gần 7 triệu ý kiến đóng góp của nhân, nhưng ngay khi bắt đầu phiên thảo luận Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tại Kỳ họp thứ sáu  vào sáng 6/11 đã có 58 đại biểu Quốc hội đăng ký thảo luận. >>> Tránh nhập nhèm trong thu hồi đất >>> Luật hóa trách nhiệm cơ quan thu hồi đất >>> Thu hồi đất phải tính đến an dân >>> Giải quyết từ gốc các mâu thuẫn về đất đai

Dự thảo Luật Đất đai trình ra Quốc hội lần này dự kiến sẽ được thông qua vào cuối kỳ họp đã đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân chưa; đã đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân chưa thì cần phải có thời gian kiểm định.

Nhưng theo đại biểu Ngô Văn Minh, Dự thảo còn quá nhiều vấn đề cần phải thảo luận, vì nhiều quy định rất chung chung, mơ hồ, thậm chí, có điều khoản còn quy định còn lạc hậu hơn so với Dự thảo được trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ năm.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, ông Vũ Xuân Trường

“Để đưa Luật Đất đai vào cuộc sống cần khoảng 300 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, trong đó có tới 50 nghị định, chưa kể vô vàn công văn hướng dẫn khác. Nhưng nếu như bản thân luật mà không rõ ràng, minh bạch thì hướng dẫn cũng không thể thực hiện được và hậu quả là khó khắc phục được những bất cập, hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai; khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến đất đai”, ông Minh phát biểu.

“Dự thảo quy định quá chung chung, chưa phản ánh được nguyện vọng của đông đảo người dân có đất bị thu hồi”, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương nhận định.

“Quan điểm người dân có đất bị thu hồi khi tái định cư phải có cuộc sống hơn nơi ở cũ đã có từ rất lâu, nhưng thử hỏi đến nay có mấy người tái định cư có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ”, bà Hương đặt câu hỏi.

Theo bà Hương, nguyên nhân của việc người dân tái định cư có cuộc sống không bằng nơi ở cũ là do quy định về đền bù, thu hồi đất không phù hợp vì chỉ tính tới giá trị đất, hoa màu hiện tại mà không tính tới việc người dân bị mất tư liệu sản xuất, thu nhập trong tương lai không còn hoặc bị giảm nghiêm trọng.

“Để phục vụ xây dựng Thủy điện Hòa Bình, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, hàng chục ngàn người dân Hòa Bình đã sẵn sàng để lại đất đai, nhà cửa, ruộng vườn cho Nhà nước và đi tái định cư, nhưng sau hơn 30 năm, số hộ nghèo của tỉnh vẫn “duy trì” ở mức 35-40% và đa số người tái định cư đều thuộc đối tượng hộ nghèo”, đại biểu tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Tiến Sinh phát biểu.

Theo ông Sinh, để khắc phục tình trạng này cần có cơ chế, khi người dân có đất bị thu hồi phục vụ vào các mục đích kinh tế nói chung thì họ phải được hưởng một phần quyền lợi do dự án đem lại mới bảo đảm được nguyên tắc người tái định cư có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.

Hầu hết người dân bị thu hồi đất đều là những người mà thu nhập của họ phụ thuộc vào đất đai, với quy định đền bù như Dự thảo, theo đại biểu Vũ Xuân Trường, dễ dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất ngày càng nghèo đi vì không còn tư liệu sản xuất.

“Phải tính lại phương án đền bù khi thu hồi đất theo hướng, giá đền bù phải tính đến thu nhập mà người dân có được trong cả thời gian sử dụng đất còn lại, nếu không người dân vẫn cho rằng, Nhà nước thu hồi đất của dân nghèo để cho đại gia sử dụng”, ông Trường phát biểu.

Cũng như nhiều đại biểu khác, đại biểu Đặng Thuần Phong đánh giá rất cao quy định: “Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ để mua đủ suất tái định cư tối thiểu” vì cho rằng, quy định này “vô cùng nhân văn”.

“Quy định này đúng là rất nhân văn, nhưng cũng như quy định lương tối thiểu, thu nhập tối thiểu, rất nhân văn nhưng không đi vào cuộc sống vì chẳng ai có thể sống được với mức lương 1,15 triệu đồng/tháng (lương tối thiểu)”, ông Phong nói.

Do giá đất ở mỗi nơi mỗi khác, giá đất ở đô thị có khoảng cách chênh lệch rất lớn đối với nông thôn, chính sách đền bù tái định cư mỗi tỉnh mỗi khác. Vì vậy, theo ông Phong, để chính sách này không giống như “lương tối thiểu” thì nên giao cho Chính phủ quy định cụ thể.

Thừa nhận chính sách “một suất tái định cư tối thiểu” nhân văn, phù hợp lòng dân và sẽ tránh được tình trạng người dân trở thành vô gia cư do tiền đền bù không thể mua được nơi định cư mới, nhưng đại biểu Trương Văn Bản, quy định như Dự thảo vẫn chưa thể hiện hết tính nhân văn.

“Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nước ngoài - họ cũng buộc phải di dời vì quyền sử dụng đất hợp pháp bị thu hồi để phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội thì sao, họ có được hỗ trợ để mua một suất tái định cư tối thiểu không?”, ông Bản đặt câu hỏi và cho rằng, nếu không cho đối tượng này được hỗ trợ như đối tượng khác là thiếu công bằng, thiếu tính nhân văn và việc thu hồi vẫn gặp khó khăn, trở ngại.

Luật hóa trách nhiệm cơ quan thu hồi đất
Quốc hội đã kết thúc phần thảo luận vào Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Theo quan điểm của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH), nếu trách...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư