
-
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An
-
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi
-
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ
-
Hành trình phát triển ấn tượng của Việt Nam và tầm nhìn sau 50 năm thống nhất
-
Giao VEC là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Hà Nam: Khởi công dự án nhà ở xã hội 18,4 triệu USD tại KCN Đồng Văn I mở rộng
Theo đó, FDI được xác định là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, cùng nguồn lực trong nước tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tái cơ cấu nền kinh tế.
Và để nguồn lực này phát huy hiệu quả, theo Nghị quyết, định hướng trong thời gian tới của Việt Nam là tạo bước chuyển mạnh mẽ về thu hút FDI theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường…
Việc thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia… cũng sẽ được khuyến khích.
![]() | ||
FDI được xác định là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, cùng nguồn lực trong nước tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước |
Tương tự, khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với nhau và giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
Để thực hiện định hướng quan trọng này, việc tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư sẽ được thực hiện.
Bên cạnh đó, là tập trung sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư, bảo đảm tính hệ thống từ ưu đãi thuế, ưu đãi tài chính đến ưu đãi phi tài chính.
Đặc biệt, phải thống nhất giữa chính sách thuế và chính sách đầu tư nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút FDI…
Một trong những khía cạnh quan trọng khác, đó là Nghị quyết đã đề cập việc điều chỉnh một số nguyên tắc về quản lý và phân cấp đầu tư.
Theo đó, sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, chịu trách nhiệm của địa phương, đồng thời đảm bảo quản lý thống nhất của Trung ương.
Để hoàn thiện cơ chế phân cấp, thì việc thẩm định đối với dự án thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ sẽ được bổ sung. Đó là các dự án quy mô lớn, có sức lan tỏa, có tác động mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng và quốc gia, dự án có sử dụng diện tích đất lớn.
Cũng theo Nghị quyết, tiêu chí cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng sẽ được hoàn thiện. Theo đó, đối với các dự án quy mô lớn, có tác động lớn về kinh tế - xã hội, cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư cần chú trọng xem xét, đánh giá về khả năng huy động vốn của nhà đầu tư, có thể có chế tài hoặc yêu cầu đặt cọc để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ triển khai dự án đúng tiến độ.
Cùng với việc ban hành Nghị quyết, Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương để có thể triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nguyên Đức

-
Hành trình phát triển ấn tượng của Việt Nam và tầm nhìn sau 50 năm thống nhất -
Giao VEC là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Hà Nam: Khởi công dự án nhà ở xã hội 18,4 triệu USD tại KCN Đồng Văn I mở rộng -
Thông nhánh hầm đường bộ dài nhất cao tốc Bắc - Nam phía Đông -
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha -
Động thổ xây dựng cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành kết nối Bình Phước với Đắk Nông -
Kon Tum lập quy hoạch Khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025