-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng nội dung về Hiệp định EVFTA, cung ứng hàng hóa đáp ứng được yêu cầu của toàn thị trường EU. |
Tại Hội nghị “Tận dụng hiệu quả Hiệp dịnh EVFTA: Cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam sau cú sốc Covid-19” do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính, VCCI tổ chức sáng 29/6 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trần Quốc Khánh đã lưu ý nhiều tới sự chủ động của các doanh nghiệp Việt trong việc tận dụng cơ hội từ EVFTA.
Với EVFTA, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường gần 460 triệu dân với GDP bình quân hơn 35.000 USD với mức thuế bằng 0% ngay từ thời điểm Hiệp định có hiệu lực cho hơn 85% số dòng thuế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể tham gia các chuỗi cung ứng mới thay thế cho các chuỗi cung ứng truyền thống vốn đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do dịch Covid-19, đồng thời mở rộng và đa dạng hóa hơn thị trường xuất nhập khẩu, giảm sự lệ thuộc vào một nhóm thị trường nhất định.
EVFTA đã được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020 và Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã trao cho Đại sứ EU tại Việt Nam công hàm về việc Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) vào ngày 18/6.
Như vậy, chỉ khoảng một thời gian ngắn nữa (Dự kiến 1/8/2020), Hiệp định EVFTA sẽ chính thức đi vào cuộc sống.
Theo Thứ trưởng Khánh, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế, thương mại nước ta, khi 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đã giảm 2,8%, trong đó xuất khẩu giảm 0,9%, và nhập khẩu giảm 4,6%.
Nếu tính riêng tháng 4 năm 2020, xuất khẩu giảm 27,1% và nhập khẩu giảm 16,4% so với tháng trước đó, và lần lượt giảm 13,9% và 11,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong bối cảnh đó, Hiệp định EVFTA khi được đưa vào thực thi sẽ giúp tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phục hồi và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng, để hiện thức hóa các cơ hội như vậy, Chính phủ và các doanh nghiệp còn khá nhiều việc phải chuẩn bị.
Ở góc độ Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan cần nhanh chóng hoàn tất Kế hoạch thực thi cũng như ban hành các văn bản pháp luật cần thiết, đồng thời tăng cường công tác đối thoại, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng nội dung về Hiệp định, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, tài lực cũng như các điều kiện cần thiết khác để có thể đáp ứng được các yêu cầu không chỉ của Hiệp định mà của cả thị trường EU.
"EVFTA sắp đi vào thực thi, mong các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa, muốn có vụ mùa bội thu phải dậy từ sớm đi ra đồng, 9-10h sáng mới thức giấc thì chả còn gì”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh ví von.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, EVFTA đã kết thúc đàm phán được 5 năm, trong suốt khoảng thời gian đó, Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị lớn để phổ biến thông tin về hiệp định, nhưng trong cả thời gian dài đó, Bộ không nhận được bất kỳ một câu hỏi nào của doanh nghiệp liên quan đến EVFTA cho thấy, mức độ quan tâm của doanh nghiệp là rất ít.
Ông Khánh nêu thực tế, trong số các doanh nghiệp xuất khẩu, phần lớn là xuất FOB và nhập hàng CNF, tức là ngồi nhà bán cho khách đến mua (xuất FOB) mà không cần biết khách hàng ấy là ai và mua hàng theo hình thức được nhận hàng ngay tại cảng (mua CNF) nên sự quan tâm còn hạn chế này là dễ hiểu.
Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến hiệp định thì vẫn còn nhiều hiệp hội tích cực như Hiệp hội Dệt may, thủy sản và Hiệp hội da giày…Những hiệp hội này tích cực ngay từ khi đàm phán và đã cung cấp những lời khuyên có giá trị, đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với các cơ quan.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"