
-
Hà Tĩnh: Khánh thành Bến cảng số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt
-
Hải Phòng được phong tặng danh hiệu “Thành phố Anh hùng”
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng -
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
Sáng 16/10, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông ĐBSCL. |
Theo báo cáo của Bộ Giao thông - Vận tải, hiện nay, khu vực ĐBSCL đang triển khai 9 dự án giao thông quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau gồm 2 đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau; Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng gồm 4 dự án thành phần; Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu gồm 2 dự án thành phần; Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh; Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận; Dự án Cao Lãnh - Lộ Tẻ; Dự án Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; Dự án cầu Rạch Miễu 2; Dự án cầu Đại Ngãi), với tổng vốn đầu tư khoảng 106.000 tỷ đồng.
Trong đó, 8/9 dự án đang tổ chức thi công. Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (vốn ODA Hàn Quốc) do Bộ Giao thông - Vận tải làm cơ quan chủ quản đang hoàn thiện thủ tục và dự kiến khởi công đầu năm 2025.
Trong tổng số 8 dự án đang triển khai, có 2 dự án gồm Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026, đưa vào khai thác sử dụng năm 2027; Dự án thành phần 2 Cao Lãnh - An Hữu (tỉnh Tiền Giang) và Dự án cầu Đại Ngãi (Ban Quản lý dự án 85) hoàn thành năm 2027. Sáu dự án còn lại có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025.
Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án cao tốc đang triển khai đạt trên 99%, cơ bản đáp ứng tiến độ thi công. Riêng Dự án đường Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu thi công (đoạn qua tỉnh Kiên Giang đạt 56%, qua tỉnh Bạc Liêu đạt 82%); Dự án Cao Lãnh - Lộ Tẻ còn vướng mặt bằng tại nút giao Lộ Tẻ (qua Cần Thơ).
Theo Bộ Giao thông - Vận tải, mặc dù các địa phương đã có nhiều nỗ lực nhưng công tác giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Về công tác triển khai thi công, hầu hết các dự án/dự án thành phần đều chậm tiến độ so với kế hoạch từ 4-5% (chỉ có Dự án thành phần 1 thuộc Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Dự án cầu Rạch Miễu 2, Dự án cầu Đại Ngãi đáp ứng tiến độ). Nguyên nhân chủ yếu do nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án chưa đáp ứng yêu cầu.
Về công tác bố trí vốn và giải ngân, Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, vốn bố trí cho các dự án cơ bản đáp ứng tiến độ thi công. Riêng Dự án thành phần 1 Dự án Cao Lãnh - An Hữu cần bổ sung thêm 250 tỷ đồng, tỉnh Đồng Tháp đang cân đối nguồn vốn của địa phương; Dự án cầu Rạch Miễu 2 cần bổ sung thêm 1.192 tỷ đồng vào nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính giải quyết.
Tiến độ giải ngân vốn năm 2024 của các dự án cơ bản đáp ứng yêu cầu (đạt từ 75%-98%). Riêng Dự án thành phần 3 (Hậu Giang) và Dự án thành phần 4 (Sóc Trăng) thuộc Dự án Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng còn thấp hơn so với mặt bằng chung.
“Vấn đề cốt lõi nhất hiện nay là phải đảm bảo nguồn vật liệu (cát đắp, cấp phối đá dăm), đồng thời công tác chỉ đạo điều hành của các chủ đầu tư cũng như sự nỗ lực, quyết tâm của các nhà thầu trong tổ chức thi công”, theo Bộ Giao thông - Vận tải.
Bộ Giao thông - Vận tải cho rằng, với sự chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã tích cực rà soát, xác định được nguồn cát sông 72,3 triệu m3/nhu cầu 65 triệu m3. Để bảo đảm nguồn cung vật liệu cát đáp ứng tiến độ các dự án, căn cứ vào trữ lượng cát của các địa phương trong vùng, kế hoạch triển khai và nhu cầu cát của từng dự án, Thủ tướng Chính phủ đã giao chỉ tiêu cụ thể cho các địa phương có nguồn cát và chỉ đạo hoàn thành thủ tục để khai thác các mỏ vào cuối tháng 8/2024.
Các địa phương đã nỗ lực triển khai thủ tục cấp mỏ vật liệu, tuy nhiên, do thời gian thực hiện các thủ tục còn kéo dài và công suất khai thác các mỏ còn hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu thi công.

-
Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương năm 2025 -
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng -
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn -
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới -
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính -
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 -
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang