-
Tập đoàn Nexif Ratch Energy nghiên cứu đầu tư điện gió tại Khánh Hòa -
Đề xuất đầu mối đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D, tỉnh Quảng Nam -
Ninh Thuận tháo gỡ mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ 2 công trình trọng điểm -
Smart Tech Group chọn TP.HCM làm nơi đặt nhà máy sản xuất pin lưu trữ điện -
Mega Textile đầu tư 590 triệu USD vào Nghệ An -
Quảng Ngãi điều chỉnh dự án giao thông gần 700 tỷ đồng
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị - Ảnh VGP |
Sáng 19/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về công tác quy hoạch.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng khẳng định, các bộ ngành, địa phương phải quan tâm đặc biệt tới công tác lập quy hoạch, bởi công tác quy hoạch là rất quan trọng, làm gì cũng cần có quy hoạch.
“Quy hoạch phải đi trước một bước, có tính tổng thể, toàn diện, bao quát và có tính định hướng”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh thêm rằng, có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt.
“Nhà đầu tư tốt sẽ giúp sử dụng hiệu quả đầu tư công, phát triển kinh tế có hiệu quả”, Thủ tướng đã nói như vậy.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo tóm tắt về tình hình triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả, chất lượng lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo về tình hình triển khai Luật Quy hoạch - Ảnh VGP |
Theo Bộ trưởng, Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn về triển khai lập quy hoạch cho thời kỳ 2021-2030 đã được các cấp có thẩm quyền ban hành cơ bản đầy đủ và đồng bộ để các bộ, ngành và địa phương triển khai công tác quy hoạch.
Việc tổ chức lập các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia đã đạt kết quả bước đầu. Dự kiến trong năm 2021, sẽ có 20/38 quy hoạch ngành quốc gia, 01/06 quy hoạch vùng, 33/63 quy hoạch hoàn thành công tác lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, các quy hoạch còn lại sẽ được hoàn thiện và trình thẩm định trong năm 2022.
Sau khi được phê duyệt, các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thời kỳ 2021-2030 sẽ thay thế cho 19.285 quy hoạch các loại phải lập cho thời kỳ trước Luật Quy hoạch được ban hành.
Mặc dù những kết quả đạt được là khá tích cực, song một cách thẳng thắn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong công tác lập quy hoạch.
Đó là, tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 chưa đạt được yêu cầu đã đề ra tại Nghị quyết số 11/NQ-CP.
Bên cạnh đó, việc triển khai lập quy hoạch theo phương pháp tích hợp với nội dung cơ bản là lập thống nhất một quy hoạch trên một địa bàn tỉnh (thay thế cho khoảng 50 loại quy hoạch ngành, lĩnh vực trước đây), cách tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực còn có cách hiểu khác nhau, dẫn đến triển khai chậm và lúng túng.
Chưa kể, việc phối hợp và chia sẻ thông tin liên ngành, liên cấp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương chậm và còn nhiều hạn chế; chưa thúc đẩy tính liên kết vùng, còn tư duy cục bộ trong quản lý và phát triển; tính linh hoạt, sáng tạo còn yếu.
Cùng với đó, việc xác định nguồn vốn cho các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành còn chưa thống nhất, chưa bảo đảm nguồn lực cho công tác quy hoạch do các quy hoạch này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Quy hoạch.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, điều quan trọng là tới đây phải đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, bao gồm cả quy hoạch tích hợp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch địa phương…
Thực tế hiện nay, tiến độ xây dựng các quy hoạch sau 3 năm triển khai Luật Quy hoạch còn chậm trễ, gây khó khăn việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và của các địa phương.
“Nếu làm chậm, chúng ta sẽ lỡ một cơ hội phát triển cho đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Đó cũng chính là lý do vì sao ngày hôm nay, Thường trực Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương để bàn về việc thúc đẩy công tác lập quy hoạch.
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, việc lập quy hoạch phải bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, cũng như tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, thuận lợi, khó khăn… của các địa phương.
“Không bám sát lợi thế cạnh tranh và tiềm năng, lợi thế của ngành mình, địa phương mình thì sẽ rất khó phát triển bền vững, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn trong công tác lập quy hoạch, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Bởi thực tế là, hiện nay, việc lập các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch tích hợp quốc gia và quy hoạch địa phương phải làm đồng thời.
Do vậy, trong quá trình lập quy hoạch, các bên phải trao đổi thông tin để làm sao tích hợp tốt nhất vào một bản quy hoạch. Thủ tướng cũng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu dùng chung để các bộ ngành, địa phương tham khảo trong quá trình xây dựng quy hoạch.
Để công tác lập quy hoạch được hiệu quả, Thủ tướng cũng đã yêu cầu hoàn thiện thể chế, với tinh thần là phải phân cấp và giảm tối đa thủ tục hành chính; phân cấp đi kèm với tăng cường kiểm tra, giám sát. Cùng với đó, là chọn tư vấn có chất lượng.
Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định, có kinh nghiệm nhất vẫn là “chính chúng ta”. Do vậy, cấp ủy chỉ đạo, các cấp chính quyền thực hiện, bám sát tình hình thực tiễn của ngành mình, địa phương mình, để xây dựng được một bản quy hoạch tốt nhất.
-
Ninh Thuận tháo gỡ mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ 2 công trình trọng điểm -
Smart Tech Group chọn TP.HCM làm nơi đặt nhà máy sản xuất pin lưu trữ điện -
Mega Textile đầu tư 590 triệu USD vào Nghệ An -
Quảng Ngãi điều chỉnh dự án giao thông gần 700 tỷ đồng -
Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng -
Vĩnh Long thành lập Cụm công nghiệp Tân Bình, vốn 662 tỷ đồng -
Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12 -
2 Cuối tháng 12/2024 có thể có kết quả tinh gọn bộ máy của Quốc hội -
3 Quyết định đầu tư đại dự án đường sắt tốc độ 350 km/h, sơ bộ vốn 1.713.548 tỷ đồng -
4 Quyết định thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại trên toàn quốc -
5 Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng
- C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024