-
Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ -
Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được thẩm tra -
Chuyến công tác Trung Quốc của Thủ tướng chuyển tải nhiều thông điệp ý nghĩa -
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Phó Bí thư Xử ủy Trung Kỳ Nguyễn Trác -
Nghệ An: Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Trong bối cảnh thế giới đang chuyển biến nhanh và sâu sắc dưới tác động của Cách mạng công nghệ 4.0, hiện APEC đang triển khai các chiến lược, chương trình hợp tác lớn gồm Chiến lược tăng trưởng chất lượng đến năm 2020, Chương trình nghị sự mới về cải cách cơ cấu đến năm 2020, Lộ trình cạnh tranh dịch vụ đến năm 2025, Kế hoạch kết nối tổng thể đến năm 2025, Chương trình nghị sự phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính, xã hội đến năm 2030, Khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số đến năm 2025.
Các thành viên đang trao đổi hướng tới xây dựng tầm nhìn APEC sau năm 2020 nhằm góp phần duy trì vai trò của khu vực là động lực tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vị thế diễn đàn kinh tế hàng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương, định hướng các hoạt động hướng tới người dân và doanh nghiệp hơn nữa.
Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò khởi xướng, điều phối
Năm 2018 đánh dấu 20 năm Việt Nam tham gia Diễn đàn APEC. Năm APEC 2018, Việt Nam tham gia với vị thế được nâng cao, đặc biệt sau thành công của Năm APEC 2017 và thành tựu tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế nổi bật thời gian qua.
Việt Nam chủ động phối hợp với chủ nhà Papua New Guinea và các thành viên đóng góp tích cực vào triển khai các chương trình hợp tác dài hạn của APEC như thúc đẩy hoàn tất các Mục tiêu Bogor, triển khai Lộ trình cạnh tranh dịch vụ APEC, Chương trình nghị sự mới APEC về cải cách cơ cấu...; thúc đẩy triển khai các kết quả quan trọng của Năm APEC 2017 về phát triển bao trùm, cải cách cơ cấu, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, khởi nghiệp, thương mại điện tử qua biên giới, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn-đô thị, kết nối vùng sâu vùng xa, kết nối tiểu vùng và nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ.
Nhóm Tầm nhìn APEC được thành lập vào tháng 5/2018, trên cơ sở kết quả của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng. Các thành viên đánh giá cao việc thành lập Nhóm Tầm nhìn APEC và vai trò khởi xướng của Việt Nam, nhấn mạnh đây là một dấu mốc quan trọng chuẩn bị cho APEC bước vào giai đoạn phát triển mới.
Đại diện của Việt Nam đã được các thành viên tín nhiệm bầu là Phó Chủ tịch Nhóm Tầm nhìn APEC. Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò khởi xướng, điều phối, dẫn dắt trong quá trình xây dựng Tầm nhìn APEC sau năm 2020 hướng tới người dân và doanh nghiệp.
Trong năm 2018, các bộ, ngành của Việt Nam đã tranh thủ nguồn lực các quỹ dự án của APEC để triển khai 14 dự án nâng cao năng lực dành cho công chức, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phụ nữ, người lao động trong các lĩnh vực đàm phán thương mại, kỹ năng số, y tế, năng lượng.., đưa Việt Nam trở thành một trong những thành viên đi đầu đề xuất và triển khai các sáng kiến APEC trong năm 2018.
Tận dụng cơ hội tăng trưởng bao trùm, phát huy tương lai số
Năm APEC 2018 có chủ đề “Tận dụng cơ hội tăng trưởng bao trùm, phát huy tương lai số,” tập trung vào ba ưu tiên gồm: tăng cường kết nối và thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực; thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, bền vững; đẩy mạnh tăng trưởng bao trùm thông qua cải cách cơ cấu. Năm APEC 2018 có ý nghĩa quan trọng đối với APEC nhằm tiếp tục thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập Diễn đàn vào năm 2019.
Hợp tác APEC năm 2018 tập trung, triển khai các kết quả quan trọng của năm 2017, nhất là xây dựng Tầm nhìn APEC sau 2020, phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thương mại điện tử qua biên giới, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, an ninh lương thực..., rà soát các kế hoạch hợp tác dài hạn APEC theo lộ trình về cải cách cơ cấu, giảm chi phí kinh doanh, toàn cầu hóa..., thúc đẩy kinh tế số.
Tuần lễ Cấp cao APEC 2018 sẽ diễn ra tại Port Moresby, Papua New Guinea, từ 12-18/11, gồm tám hoạt động chính là Hội nghị các Quan chức cao cấp tổng kết; hội nghị Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC; Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 30; Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC; Đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC; Đối thoại các nhà Lãnh đạo Quốc đảo Thái Bình Dương; Đối thoại không chính thức giữa các nhà Lãnh đạo APEC với Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế; Hội nghị các nhà Lãnh đạo APEC lần thứ 26.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước ta tham dự Hội nghị cấp cao APEC 26 và các Hội nghị liên quan từ ngày 17-18/11. Đoàn Việt Nam sẽ tham dự tất cả các hoạt động lớn của Tuần lễ Cấp cao, tiếp xúc rộng rãi các đối tác quan trọng trong APEC và các tập đoàn doanh nghiệp lớn ở khu vực.
Việt Nam tích cực đóng góp vào các quan tâm chung của APEC về duy trì đà hợp tác, liên kết khu vực, tiếp tục thúc đẩy triển khai các kết quả quan trọng của Năm APEC 2017, nhất là xây dựng Tầm nhìn APEC sau 2020, phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thương mại điện tử qua biên giới, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa xanh, bền vững, sáng tạo, khởi nghiệp, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn - đô thị, kết nối vùng sâu, vùng xa, kết nối tiểu vùng và nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, qua đó tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam.
-
Chuyến công tác Trung Quốc của Thủ tướng chuyển tải nhiều thông điệp ý nghĩa -
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Phó Bí thư Xử ủy Trung Kỳ Nguyễn Trác -
Nghệ An: Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024 -
Nghệ An sẽ có 3 thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2030 -
Thủ tục hành chính khiến nhà đầu tư “đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh” -
Năm phút ở nghị trường -
Đại biểu Quốc hội: Còn một bộ phận cán bộ coi nhẹ việc chống lãng phí
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/11 -
2 Thống đốc: Sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa quy định để "big 4" ngân hàng được chủ động tăng vốn -
3 Quốc hội thảo luận toàn thể về kinh tế - xã hội, sửa một số luật về đầu tư -
4 Đón non-prefunding, công ty chứng khoán nào có lợi thế? -
5 Coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng đánh giá cán bộ
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon