-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp để thực hiện cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước trong 2 năm 2014-2015 |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 2014-2015 kéo dài cả ngày 18/2 rằng: “Thể chế đã có, vấn đề là trách nhiệm người đứng đầu có quyết tâm để làm không. Đề nghị các đồng chí coi trách nhiệm, kỷ cương của người đứng đầu là giải pháp số 1 để thực hiện cổ phần hóa 432 doanh nghiệp trong 2 năm 2014 - 2015”.
Thủ tướng khẳng định, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Chính phủ trong hai năm này.
“Những kết quả, đóng góp của doanh nghiệp nhà nước thời gian vừa qua là đáng ghi nhận nhưng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực, lợi thế của doanh nghiệp nhà nước, chưa tương xứng với mong muốn, yêu cầu của nền kinh tế”, Thủ tướng nói.
Trong 3 năm 2011-2013, mặc dù cổ phần hóa tiếp tục được xác định là khâu trọng tâm, là giải pháp chủ yếu, triệt để và hiệu quả trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nhưng kết quả thực hiện vẫn chậm. Năm 2011, cả nước cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp, năm 2012 cổ phần hóa 13 doanh nghiệp và năm 2013 đạt được kết quả khá hơn là 74 doanh nghiệp.
“Trong số 99 doanh nghiệp đã cố phần hóa trong 3 năm qua, Bộ Giao thông - Vận tải góp 44 doanh nghiệp. Nếu như bộ nào, địa phương nào cũng làm được như vậy thì kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của cả nước sẽ cơ bản hoàn thành”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh khi nhắc tới Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam… chưa thực hiện cổ phần hóa được doanh nghiệp nào.
“Trong sự chậm trễ này, có nguyên nhân khách quan là khủng hoảng kinh tế, thị trường chứng khoán khó khăn, việc tìm kiếm nhà đầu tư, cổ đông chiến lược khó khăn, cơ chế chính sách ban hành chưa đầy đủ… Nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là sự chưa quyết liệt của chúng ta”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết tâm thực hiện xong cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước trong 2 năm 2014-2015.
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp rà soát các doanh nghiệp theo tiêu chí, danh mục doanh nghiệp nhà nước mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo để thay thế Quyết định 14/2011QĐ-TTg, bổ sung các doanh nghiệp cổ phần hóa, hoặc giảm tỷ lệ nhà nước nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa theo tiêu chí mới.
Với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp để giải quyết ngay, tránh ách tắc.
“Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để có vốn đầu tư vào lĩnh vực khác, nhưng quan trọng là khi đa dạng hóa sở hữu, sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có động lực để kiếm soát đồng vốn của mình tốt hơn, minh bạch hơn”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh và yêu cầu các bộ, ngành, doanh nghiệp nhà nước đóng góp ý kiến về dự thảo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiên để Chính phủ ban hành sớm.
Liên quan đến thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, cả hai khoản gốm đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn để giảm vốn nhà nước trong doanh nghiệp đã cổ phần hóa, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, doanh nghiệp tiến hành phân loại để có lộ trình thực hiện cụ thể.
Thủ tướng cũng đề nghị để dồn sức cho các tập đoàn, tổng công ty tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, các khoản đầu tư này có thể chuyển cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý và xử lý.
Tình hình hoạt động của 18 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước năm 2013
Tổng doanh thu: 1.184.000 tỷ đồng
Nộp ngân sách: 191.000 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế: 136.000 tỷ đồng
17/18 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước loại này có lãi
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 16,19%
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,3 lần
Khánh An
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"