
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Đáng quan tâm nhất trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là trong 6 tháng cuối năm “không giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với xăng dầu”.
Việc không giảm thuế nhập khẩu xăng dầu được thực hiện trên tinh thần: “Trước mắt không ban hành các cơ chế, chính sách làm giảm thu ngân sách nhà nước” đã được Thủ tướng khẳng định tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành tài chính được tổ chức vào ngày 17/7/2013 vừa qua.
![]() | ||
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai 6 tháng cuối năm 2013 của ngành tài chính |
Cụ thể, theo ý kiến của Thủ tướng, trong bối cảnh sức ép lạm phát còn tiềm ẩn, các ngành, các cấp không được chủ quan trong điều hành; cần chủ động thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý giá cả, thị trường, theo dõi chặt chẽ, ứng phó kịp thời với những biến động bất thường về giá.
Kiên định điều hành giá theo cơ chế thị trường đối với than và xăng dầu theo hướng không bao cấp đối với giá than và không giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với xăng dầu kết hợp với công khai, minh bạch Quỹ bình ổn giá; thực hiện điều chỉnh giá điện theo lộ trình; công khai, minh bạch cơ chế, yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý giá.
Thủ tướng yêu cầu, Bộ Tài chính chủ động làm việc với các địa phương, doanh nghiệp, nhất là địa phương, doanh nghiệp có số thu lớn để rà soát từng khoản thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo quy định; thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát việc hoàn thuế giá trị gia tăng; tăng cường xử lý chuyển giá, nợ đọng thuế, trốn thuế; chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính, nhất là lĩnh vực thuế, hải quan.
Bộ Tài chính chủ động làm việc với các bộ, cơ quan, địa phương để rà soát từng khoản chi, kiên quyết cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện khoản chi chưa thực sự cấp bách, nhất là khoản chi hội nghị, hội thảo, mua sắm trang thiết bị, xe ô tô, văn phòng phẩm, chi đi công tác trong và ngoài nước; rà soát kinh phí dự phòng thuộc các lĩnh vực đã được Quốc hội, hội đồng nhân dân thông qua nhưng chưa đủ thủ tục hoặc chưa cấp bách để tạm dừng chưa thực hiện trong năm 2013.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương rà soát từng dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia; kiên quyết thu hồi khoản chi không đúng quy định, thu hồi vốn đối với dự án chưa đủ thủ tục, không dùng các khoản thu hồi theo chế độ quy định cho nhiệm vụ khác mà để giảm chi ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan, địa phương rà soát kỹ, đánh giá sát thực tế tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi và có phương án cân đối ngân sách nhà nước phù hợp trên tinh thần không thay đổi tổng thể dự toán thu - chi và bội chi ngân sách nhà nước năm 2013. Trên cơ sở đó, xây dựng dự toán thu - chi ngân sách nhà nước năm 2014 theo hướng tích cực, bảo đảm mức bội chi hợp lý.
Đối với địa phương, Thủ tướng yêu cầu, lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải thật sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan chỉ đạo sát việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy hoạt động kinh tế - thương mại, làm cơ sở tăng thu ngân sách trên địa bàn.
Tham dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành tài chính được tổ chức vào ngày 17/7/2013 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn nhận định, nền kinh tế còn nhiều hạn chế, yếu kém, trong đó nổi lên là sức ép lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn; nợ xấu còn cao, tăng trưởng tín dụng thấp, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sức mua chậm phục hồi; sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn; việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
“Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ bảo đảm dự toán thu - chi ngân sách nhà nước năm 2013 có ý nghĩa kinh tế - xã hội hết sức quan trọng, nhưng cũng rất nặng nề, đòi hỏi nỗ lực, cố gắng lớn của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, nhất là của ngành tài chính và sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ, quyết liệt giữa Bộ Tài chính với các bộ, cơ quan và lãnh đạo các địa phương”, Thủ tướng phát biểu.
Tại Hội nghị của ngành tài chính, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu tạo nền tảng cho ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; kiên quyết không thay đổi tổng mức dự toán thu, chi và bội chi ngân sách nhà nước năm 2013.
Mạnh Bôn
 on local server. Be sure to CHMOD your directory to 777.)
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower