
-
Thấy gì từ sự phục hồi của du lịch Việt Nam?
-
Nhộn nhịp sự kiện và ưu đãi dịp Trung thu khắp 3 miền
-
Sun World Fansipan Legend miễn phí vé tàu hỏa cho du khách 4 tỉnh
-
Đà Nẵng quảng bá du lịch golf, MICE tại Hàn Quốc
-
Cần Thơ khai mạc Ngày hội Du lịch sinh thái Phong Điền -
Thị trường du khách Hồi giáo - tiềm năng còn bỏ ngỏ
Hiệp hội Du lịch phối hợp với Sở Du lịch Thừa Thiên Huế vừa tổ chức chương trình hội nghị “Kết nối Du lịch Huế 2023” giữa các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước.
![]() |
Thừa Thiên Huế phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. |
Hội nghị Kết nối Du lịch Huế được tổ chức với sự hiện diện của các cơ quan quản lý nhà nước các ngành, các cấp, các Hiệp hội du lịch, các chuyên gia và doanh nghiệp du lịch, là cơ hội tốt để chúng ta đưa ra những ý kiến đóng góp, đề xuất, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp du lịch, trong việc nghiên cứu, xây dựng và khai thác các sản phẩm du lịch, giúp kết nối Huế với các điểm đến du lịch khác trong cả nước.
Qua đó, cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác đi vào thực chất giữa Huế với các tỉnh, khu vực lân cận cũng như các thành phố lớn như Đà Nẵng, TP. HCM, Hà Nội...để phát triển du lịch; Liên kết cần cụ thể bằng các hoạt động, với sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành, các nhà đầu tư trong một số hoạt động: Phát triển sản phẩm kết nối, bổ trợ lẫn nhau, hình thành các tour, tuyến hấp dẫn phục vụ khách du lịch; hợp tác trong giới thiệu quảng bá du lịch, trao đổi khách nội địa, cùng tiếp cận thị trường khách quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực.
Theo đó, Phát triển ngành du lịch theo hướng xanh, chất lượng, bền vững và thông minh là mục tiêu chính mà tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm đạt được trong năm 2023 và các năm về sau. Để đạt được mục tiêu trên, du lịch Thừa Thiên Huế rất cần có sự chung tay, giúp sức của các địa phương liên kết, sự đồng hành tích cực của các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh nhằm tạo ra những đột phá về các sản phẩm, về chất lượng dịch vụ trong thời gian tới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực.
Phát biểu tại hội nghị, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho biết, trong những năm qua, Thừa Thiên Huế đã và đang phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng mới của du khách; phát huy được giá trị di sản, văn hóa, lịch sử, xây dựng các khu, điểm du lịch tại các khu vực biển và đầm phá, sông, hồ, suối thác, các nghề, làng nghề truyền thống; phát triển dịch vụ du lịch tại Quần thể di tích Cố đô Huế, xây dựng Đề án phát triển kinh tế đêm tại Thừa Thiên Huế.
Ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết thêm, Thừa Thiên Huế cần xác định và tập trung phát triển một số sản phẩm du lịch nổi trội có lợi thế của tỉnh để mang lại trải nghiệm hấp dẫn cho du khách. Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thống, xúc tiến quảng bá các sản phẩm, chương trình du lịch thu hút du khách nhằm định vị lại thương hiệu. Chuyển đổi số đang là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta với việc ban hành nhiều văn bản, nghị quyết chỉ đạo. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy chuyển đổi số nhằm hỗ trợ hiệu quả phục hồi du lịch là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt sau đại dịch Covid, chuyển đổi số đang là xu hướng mới trong kinh doanh và quản lý du lịch.
Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ các kinh nghiệm, các hình thức quảng bá, tiếp cận và mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước; nêu lên những đề nghị về tháo gỡ vướng mắc và khó khăn của các doanh nghiệp khi triển khai các hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh; chỉ ra những mặt được, những mặt còn hạn chế, tồn tại cần khắc phục cũng như đề xuất, nêu lên những góp ý, đầy trách nhiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hoàn thiện hơn các sản phẩm du lịch, tạo ra sự độc đáo, khác biệt nhằm phục vụ du khách càng ngày càng tốt hơn. Góp phần đưa hình ảnh du lịch Huế ngày càng đậm nét hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững cũng như tăng cường sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương, doanh nghiệp trong cả nước.
Ngành du lịch Thừa Thiên Huế phấn đấu trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; đến năm 2030, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới. Để đạt được các mục tiêu trên, bên cạnh việc tập trung kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu; hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; chú trọng tăng trưởng ổn định chỉ tiêu về lượng khách, tăng mạnh về chỉ tiêu doanh thu du lịch... thì Thừa Thiên Huế sẽ tăng cường công tác liên kết với các tỉnh/thành và các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước. Du lịch Thừa Thiên Huế đang thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị. |
Theo Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, có tính liên vùng, liên ngành và xã hội hóa cao, bản thân ngành du lịch của từng địa phương không thể hoạt động hoàn chỉnh nếu thiếu sự hợp tác của những ngành và các địa phương khác và sự đồng hành của các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh. Việc liên kết hợp tác theo nhiều hình thức để phát triển du lịch sẽ cho phép khai thác, phát huy được nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác của địa phương, của các ngành và các doanh nghiệp cho phát triển du lịch.
Phó chủ tịch Nguyễn Thanh Bình hy vọng, sau hội nghị, qua các ý kiến đánh giá, đề xuất, hiến kế của các doanh nghiệp, ngành du lịch Thừa Thiên Huế sẽ bước đầu hình thành được một chuỗi giá trị gồm các sản phẩm du lịch có tính gắn kết, bổ trợ cho nhau trên địa bàn tỉnh. Qua đó, sẽ tiếp tục kết nối với chuỗi sản phẩm của những địa phương trong khối liên kết du lịch miền Trung, với từng vùng miền trong cả nước. Mong muốn sẽ tiếp nhận các ý kiến góp ý có tính gợi mở, các đề nghị tháo gỡ vướng mắc và khó khăn của các doanh nghiệp khi triển khai các hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh; các hình thức quảng bá, tiếp cận và mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước; các hoạt động liên kết, hợp tác kết nối đưa các nguồn khách du lịch từ các tỉnh, thành phố trong nước và các thị trường quốc tế.

-
Ngày Du lịch Thế giới 27/9: Du lịch và đầu tư xanh -
Đà Nẵng quảng bá du lịch golf, MICE tại Hàn Quốc -
Cần Thơ khai mạc Ngày hội Du lịch sinh thái Phong Điền -
Thị trường du khách Hồi giáo - tiềm năng còn bỏ ngỏ -
Đà Nẵng lập Đề án phát triển du lịch đường thủy nội địa, mời Quảng Nam góp ý -
Ngành kinh tế xanh chủ động chuyển đổi số -
Hơn 20.000 du khách đến với Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2023
-
1 Cơ hội vàng cho ngành sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam
-
2 Phó thống đốc lý giải nguyên nhân hút tiền qua kênh tín phiếu
-
3 Hơn 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 9 tháng
-
4 Kinh tế tiếp tục còn khó khăn, dự kiến GDP năm 2024 tăng 6 - 6,5%
-
5 Long An đề xuất cơ chế mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương lên 8 làn xe
-
Chiến lược cạnh tranh trên thị trường đồ gia dụng, thiết bị nhà bếp "màu mỡ"
-
Hàng chục ngàn chuyên gia cần nhà ở, thị trường Phú Mỹ thiếu nguồn cung
-
Công ty Tân Đệ trao hơn 17.000 suất quà Trung thu cho người lao động
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 27/9/2023
-
Hoàng Hà Label Co. được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023”
-
Nutifood Thụy Điển công bố sản phẩm Värna Colostrum với thành phần độc quyền từ Hoa Kỳ