-
Đón chờ làng hải sản lớn nhất Cam Ranh, thỏa lòng tín đồ mê tôm hùm -
Quảng Ninh bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị UNESCO loại khỏi Di sản thiên nhiên thế giới -
Việt Nam có 3 đại diện trong Top 100 thành phố ẩm thực tốt nhất thế giới năm 2024 -
Tăng kết nối, đa dạng hoá sản phẩm nhằm nâng cấp du lịch tỉnh Quảng Trị -
Metro Bến Thành - Suối Tiên: Đòn bẩy kích cầu du lịch TP.HCM
Trước đó, Dự án đầu tư bảo tồn, tôn tạo thích nghi di tích Quốc Tử Giám - Kinh thành Huế được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 60 tỷ đồng, nhằm bảo tồn, tu bổ các hạng mục công trình: Tam quan, Nữ tường, Di Luân Đường, 2 nhà học tả hữu, 2 nhà ở của các giám sinh, nhà trù và 2 kiều gia tả hữu, trong khuôn viên tổng thể Quốc Tử Giám
Theo nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư vừa mới được thông qua, dự án bảo tồn, tôn tạo thích nghi di tích Quốc Tử Giám – Kinh thành Huế với quy mô điều chỉnh phương án từ tu bổ công trình Di Luân Đường sang tu bổ tổng thể bổ tổng thể. Bổ sung các hạng mục nhà che bia Huỳnh Tự Thư Thanh; nội thất của Di Luân Đường và 2 nhà học Tả Hữu và điều chỉnh giảm hạng mục chống sét. Sau điều chỉnh, tổng mức đầu tư của dự án được nâng lên hơn 108 tỷ đồng, tăng khoảng 48 tỷ đồng so với chủ trương phê duyệt ban đầu.
Di tích Quốc Tử Giám. Ảnh nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế |
Đối với Dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Văn Miếu, năm 2022, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư gần 66 tỷ đồng.
Theo nghị quyết mới về việc điều chỉnh, dự án sẽ được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên 132 tỷ đồng, với các hạng mục: Phục hồi thích nghi toàn bộ di tích Văn Miếu chính điện, Văn Miếu Môn, sân miếu; tu bổ phần bờ mái đã bị gãy, vệ sinh bề mặt của Đại Thành Môn, Kim Thanh Môn; phục hồi thích nghi bến thuyền hình bán nguyệt rộng 380 m2; tôn tạo cây xanh, cảnh quan khu vực di tích; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, do phải bổ sung các hạng mục thiết bị nội thất, đồ thờ tự, nhà vệ sinh, nhà bán vé, hướng dẫn, nên cần điều chỉnh mức đầu tư của dự án.
Quốc Tử Giám triều Nguyễn được vua Gia Long cho xây dựng từ năm 1803 với tên gọi ban đầu là Đốc Học Đường. Tháng 3/1820, vua Minh Mạng đổi tên trường thành Quốc Tử Giám. Đây là trường đại học quốc gia do triều đình mở ra để đào tạo nhân tài. Trường ban đầu nằm tại làng An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách Kinh thành Huế khoảng 5 km về phía Tây. Đến năm 1908, dưới thời vua Duy Tân, triều đình nhà Nguyễn cho dời trường Quốc Tử Giám về đặt ở góc Đông Nam Hoàng thành Huế như hiện nay.
Còn di tích Văn Miếu được xây dựng năm 1808, dưới triều vua Gia Long tại thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế - nay thuộc phường Hương Hồ, thành phố Huế) Nơi đây được xây dựng để thờ Khổng Tử và bốn vị Tứ Phối: Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử, cùng Thập Nhị Triết. Đông Vu và Tây Vu gồm 14 án, thờ các Tiên Hiền và Tiên Nho, những người có công trong việc phát triển đạo Nho. Tại Văn Miếu còn có 32 tấm bia đá, khắc tên 293 vị Tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919).
-
Đón chờ làng hải sản lớn nhất Cam Ranh, thỏa lòng tín đồ mê tôm hùm -
Quảng Ninh bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị UNESCO loại khỏi Di sản thiên nhiên thế giới -
Hà Nội từng bước nâng cấp chất lượng dịch vụ tuyến du lịch dọc sông Hồng -
Việt Nam có 3 đại diện trong Top 100 thành phố ẩm thực tốt nhất thế giới năm 2024
-
Thừa Thiên Huế tăng kinh phí bảo tồn trùng tu 2 di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám -
Tăng kết nối, đa dạng hoá sản phẩm nhằm nâng cấp du lịch tỉnh Quảng Trị -
Metro Bến Thành - Suối Tiên: Đòn bẩy kích cầu du lịch TP.HCM -
Nhiệt độ xuống còn âm 1 độ C, băng giá xuất hiện trên đỉnh Fansipan -
Thừa Thiên Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025, với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” -
Hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Hải Vân Quan -
Du lịch Quảng Bình khắc phục tính mùa vụ để đạt mục tiêu 6 triệu lượt khách
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá