-
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng -
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành
Giải pháp tích cực thu hút nguồn lực tư nhân
Với mục tiêu phát huy thế mạnh của cả khu vực công và khu vực tư cho phát triển, mô hình đối tác công - tư (Public-Private Partner - PPP) đã được các nước trên thế giới áp dụng, triển khai và ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều thập niên gần đây.
Mô hình đối tác công - tư là việc nhà nước và nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, do đó mô hình hợp tác này sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân.
Theo thống kê, đã có nhiều công trình nổi tiếng đã áp dụng mô hình PPP, có thể kể đến như: Xây dựng các kênh đào ở Pháp vào thế kỷ XVIII, các cây cầu ở London hoặc cây cầu Brooklyn ở New York vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên, mô hình này chỉ thực sự bắt đầu phổ biến trên thế giới từ đầu thập niên 1980.
Mặc dù, không phải quốc gia nào cũng thành công, song với hơn 100 quốc gia đang áp dụng khá hiệu quả, cho thấy mô hình này là một giải pháp tích cực ở nhiều quốc gia, thu hút khu vực tư nhân tham gia cùng với nhà nước nhằm giảm áp lực chi ngân sách cho các dịch vụ công của Chính phủ.
Dẫn chứng về những dự án PPP hiệu quả, tại một hội thảo năm 2023, GS. Akash Deep, Đại học Harvard Kenedy School cho biết, để nâng công suất Sân bay quốc tế Queen Alia (Thủ đô Amman, Vương quốc Jordan) lên 9 triệu hành khách, Jordan đã thực hiện dự án cải tạo nhà ga hiện tại, thiết kế, thi công và cung cấp tài chính cho một nhà ga mới, vận hành và bảo trì sân bay theo hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) trong 25 năm.
Với mức chào thầu 55% trên tổng mức đầu tư mời thầu, liên danh trúng thầu APD, bao gồm các doanh nghiệp của Pháp, UAE, Kuwait, Jordan, Hy Lạp, Anh… đã đánh bại bốn tập đoàn quốc tế khác.
Ngoài tiêu chí công suất 9 triệu hành khách, việc nâng cấp sân bay còn phải đáp ứng các thông số kỹ thuật về diện tích cho mỗi hành khách trong các khu vực, hay thời gian xếp hàng tối đa, thời gian giao hành lý tối đa…
Hay một dự án nổi bật khác là Bệnh viện Lesotho, với số lượt thăm khám ngoại trú mỗi năm là 310.000 lượt, số lượng nhập viện nội trú là 20.000 lượt mỗi năm, nhưng các chỉ số tuân thủ trong hoạt động luôn đạt ở mức 90% - 99%.
Sân bay quốc tế Queen Alia là một trong các dự án nổi bật được đầu tư theo mô hình PPP. (Ảnh: aig.aero) |
Cần mở rộng phạm vi bảo lãnh dự án PPP
Từ bài học và kinh nghiệm của quốc tế, GS. Akash Deep cho rằng, Luật PPP năm 2020 của Việt Nam là một bước quan trọng trong việc đẩy nhanh và mở rộng chương trình PPP đầy tham vọng. Tuy nhiên, chương trình thiếu một khuôn khổ để đánh giá và quản lý các nghĩa vụ dự phòng phát sinh từ cơ chế bảo đảm, bảo lãnh của nhà nước.
Theo chuyên gia của Đại học Havard Kennedy School, đặc điểm mạnh nhất của PPP là cho phép chính phủ chuyển giao một số rủi ro nhất định và các nghĩa vụ liên quan - cả trực tiếp và dự phòng - cho đối tác tư nhân. Điều này cho phép hiện thực hoá lợi ích cho cả vòng đời dự án, hiệu quả cao hơn. Đồng thời, một số rủi ro nhất định và các nghĩa vụ tương ứng tốt nhất là do nhà nước gánh chịu.
Phạm vi bảo lãnh cho một dự án PPP cụ thể nên được mở rộng dựa trên đánh giá thị trường và Nhà nước nên nhìn nhận bảo lãnh là biện pháp thay thế cho đầu tư công.
Đồng thời, hợp đồng PPP cần cụ thể về việc cơ quan chính phủ sẽ thực hiện các cam kết công về mặt hành chính, nguồn lực công sẽ hỗ trợ về mặt tài chính và các cơ chế sẽ thực hiện hợp đồng theo quy trình. Bên mời thầu phải có đủ năng lực và thẩm quyền thương lượng về phạm vi và các điều khoản bảo lãnh.
“Các khoản nợ dự phòng trong các dự án PPP khác nhau nên được tổng hợp lại thành một danh mục, được quản lý bởi một cơ quan trung ương được chỉ định, giúp cho các bảo lãnh của Nhà nước đáng tin cậy và dự án PPP có thể vay vốn được”, GS. Akash Deep khuyến nghị.
-
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành -
Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão -
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm -
Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi