-
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
Hội thảo Liên minh Thái Bình Dương và Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu (Ảnh: K.T) |
Sáng 22/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Liên minh Thái Bình Dương và Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ “Tuần lễ Liên minh Thái Bình Dương” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 22 đến 28/5 do Đại sứ quán 4 nước thuộc Liên minh Thái Bình Dương là Chile, Colombia, Mexico và Peru tổ chức, gồm nhiều hoạt động khác như: Tuần lễ ẩm thực Liên minh Thái Bình Dương; Lễ hội phim và Triển lãm ảnh, sản phẩm trưng bày.
Hội thảo nhằm ủng hộ Việt Nam trên cương vị Điều phối viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Liên minh Thái Bình Dương, đồng thời góp phần tăng cường hợp tác giữa hai tổ chức, thúc đẩy hợp tác thương mại và cơ hội đầu tư giữa Liên minh Thái Bình Dương và Việt Nam. Hội thảo có sự tham gia của các quan chức cấp cao đến từ Chile, Colombia, Mexico, Peru và Việt Nam; đại diện của 49 Đại sứ quán và các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến thị trường Mỹ Latinh.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng Thư ký Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) Eduardo Pedrosa đã giới thiệu và điểm lại những mục tiêu của Liên minh Thái Bình Dương. Liên minh Thái Bình Dương được thành lập ngày 28/4/2011, gồm 4 nước thành viên là Chile, Colombia, Mexico, Peru.
Liên minh Thái Bình Dương được thành lập với mục tiêu: Xây dựng một khu vực hội nhập sâu sắc; thúc đẩy tăng trưởng, phát triển và năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế thành viên; Xây dựng một diễn đàn cho hợp tác về chính trị, hội nhập kinh tế và thương mại. Cũng theo ông Eduardo Pedrosa, Liên minh Thái Bình Dương hướng tới việc miễn thị thực để công dân các nước thuộc Liên minh có thể tự do đi lại giữa các nước; thành lập Quỹ hợp tác chung của Liên minh Thái Bình Dương với nguồn tài chính do các thành viên đóng góp và thiết lập trụ sở chung cho các Đại sứ quán của các nước thuộc Liên minh ở một số quốc gia.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Vũ Quang Minh, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam đánh giá cao vai trò của Liên minh Thái Bình Dương trong sự phát triển vượt trội của khu vực châu Á - Thái Bình Dương thời gian gần đây. "Tuy là một tổ chức non trẻ, được thành lập từ năm 2011, Liên minh Thái Bình Dương đã có bước phát triển hết sức nhanh chóng và gây ấn tượng với cả thế giới trong tiến trình liên kết khu vực trên nhiều lĩnh vực", ông Minh nói.
Ông Vũ Quang Minh cho rằng, châu Mỹ Latinh luôn là một khu vực rất quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại và hợp tác quốc tế của Việt Nam. Các quốc gia trong Liên minh Thái Bình Dương đều là đối tác quan trọng của Việt Nam. Quan hệ chính trị giữa các nước thành viên Liên minh Thái Bình Dương và Việt Nam không ngừng được củng cố thông qua các chuyến thăm và tiếp xúc bên lề hội nghị quốc tế của các nhà lãnh đạo cấp cao.
Ông Vũ Quang Minh chia sẻ, quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam và 4 nước thành viên Liên minh Thái Bình Dương liên tục tăng ở mức trung bình từ 15 - 20%, năm 2016 đã đạt hơn 7 tỷ USD, chiếm 50% tổng giá trị thương mại của Việt Nam với khu vực Mỹ Latinh. Ngoài ra, Việt Nam và các nước Liên minh Thái Bình Dương còn hợp tác trên các lĩnh vực khác như khoa học công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo trợ xã hội, phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, phát triển du lịch, giao thông công cộng, phát triển hạ tầng đô thị và văn hóa giáo dục…
Cũng tại Hội thảo, đại diện các thành viên Liên minh Thái Bình Dương thừa nhận còn nhiều rào cản giữa hai bên trong việc hợp tác kinh tế, đặc biệt là về khoảng cách địa lý. Việt Nam và Liên minh Thái Bình Dương vẫn chưa có sự kết nối trực tiếp nào về giao thông, do đó, số doanh nghiệp hai bên hợp tác kinh doanh còn thấp.
Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh tại Peru, 1 trong 4 thành viên của Liên minh Thái Bình Dương, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel cho hay, năm 2011, Viettel bắt đầu kinh doanh tại Peru với tương hiệu Bitel.
Ông Dũng cho rằng, việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào phát triển hạ tầng cho đất nước như Viettel cũng chính là một cách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.
-
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024