-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
Tương đồng trong định hướng phát triển
Mối quan hệ Việt Nam - Singapore đang ở giai đoạn hết sức tốt đẹp, xu hướng gia tăng các quan hệ đầu tư, thương mại cho thấy sự tin tưởng của doanh nghiệp Singapore vào tiến trình cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam. Nhận định này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu tại Diễn đàn Doanh nghiệp khu vực Singapore (SRBF) lần thứ 7 diễn ra tại Hà Nội hồi tháng 7 vừa qua, cũng là lần đầu tiên SRBF được tổ chức ngoài Singapore.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Singapore là nhà đầu tư lớn thứ 2 ở Việt Nam (3.200 dự án và 73,4 tỷ USD vốn đăng ký).
Riêng thương mại, Singapore tiếp tục là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam trong khu vực, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 9,2 tỷ USD theo hướng ngày càng cân bằng hơn (tăng 11,6% so với năm 2021).
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam luôn chủ động hợp tác, chặt chẽ và hiệu quả với Singapore. Trong số 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, có 9 FTA mà Việt Nam và Singapore đều là thành viên, cho thấy sự gần gũi, tương đồng về quan điểm, lợi ích và định hướng phát triển giữa hai nước.
Có chung quan điểm này, ông Kok Ping Soon, Giám đốc điều hành Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) cho biết: “Có rất nhiều điều mà Singapore và Việt Nam có thể bổ sung cho nhau trong các lĩnh vực này để cùng phát triển, nhằm giải quyết các lợi ích cũng như cam kết quốc tế và khu vực của hai nước".
Quan tâm mở rộng hoạt động sang Việt Nam
Cũng theo ông Kok Ping Soon, các công ty Singapore rất quan tâm đến việc mở rộng hoạt động sang Việt Nam do tầng lớp trung lưu đang ngày càng gia tăng và khả năng sản xuất để hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là mạnh mẽ.
Cùng với những lĩnh vực hợp tác truyền thống, một số lĩnh vực mới được hai nước thúc đẩy hợp tác là đổi mới sáng tạo và kinh tế xanh, kỹ thuật số. Thời gian qua, hàng loạt MOU được ký kết giữa hai nước, như MOU về hợp tác năng lượng giữa Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) và Bộ Công thương Việt Nam, hợp tác về tín chỉ carbon giữa MTI và Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam; MOU về Nhóm công tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Singapore ký giữa Bộ Công thương Singapore và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 16; Chương trình Trao đổi nhân tài Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Singapore. Gần đây là MOU về Quan hệ Đối tác Kinh tế xanh - Kinh tế số Việt Nam - Singapore..
Ông Kok Ping Soon chia sẻ, có rất nhiều điều mà Singapore và Việt Nam có thể bổ sung cho nhau trong các lĩnh vực kinh tế xanh và kỹ thuật số để cùng phát triển, nhằm giải quyết các lợi ích cũng như cam kết quốc tế và khu vực của hai nước. Singapore mong muốn hợp tác để hỗ trợ các công ty Việt Nam chuyển đổi kỹ thuật số, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên như thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng và an ninh mạng. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, Singapore muốn hợp tác với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, hướng tới mục tiêu phát thải bằng 0 ở cả hai nước. “Chúng tôi đang tìm cách phát triển một mạng lưới điện kết nối Singapore và Việt Nam. Nếu được thực hiện, đây có thể trở thành một mô hình kiểu mẫu trong hợp tác và thương mại năng lượng điện trong ASEAN”, lãnh đạo SBF chia sẻ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để tận dụng các cơ hội của sự phục hồi kinh tế toàn cầu và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hai bên cần mở rộng không gian hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định kết nối hai nền kinh tế và quan hệ đối tác kinh tế số - kinh tế xanh, trong đó chú trọng vào các lĩnh vực mà Việt Nam và Singapore có thế mạnh, có tính bổ trợ, bổ sung cho nhau như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, tài chính xanh, khoa học công nghệ. Qua đó, góp phần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại song phương vốn đã hết sức tốt đẹp, tạo hiệu ứng lan tỏa, hướng tới một tương lai bền vững cho cả khu vực.
-
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025