-
Tạm dừng thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai -
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau siêu bão Yagi -
Khai trương trung tâm thương mại Diamond Plaza - Điểm mua sắm lý tưởng của Thủ đô Hà Nội -
CPI tháng 8/2024 ổn định so với tháng trước -
Đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá cho người dân vùng ảnh hưởng bão số 3 -
Giá xăng giảm lần thứ 3 liên tiếp, về dưới 21.000 đồng/lít
TIN LIÊN QUAN | |
Đưa nông sản Việt vào hệ thống bán lẻ quốc tế | |
Mavin tấn công thị trường thực phẩm chế biến | |
Dầu cá Ranee - dưỡng chất quý từ dòng Mê Kông | |
Giao Long tấn công vào thị trường rau sạch |
Tọa đàm “Cơ hội nào cho thị trường bán lẻ?” tổ chức mới đây tại TP.HCM đã dự báo hai xu hướng tiêu dùng chính trong dịp Tết Nguyên đán 2015.
Người tiêu dùng có sự chuyển dịch từ ưa thích sản phẩm tiện lợi (sẵn sàng để nấu) sang chọn thực phẩm sẵn sàng để ăn |
Thứ nhất, người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch chọn lựa từ mua thực phẩm sẵn sàng để nấu sang thực phẩm sẵn sàng để ăn.
Thứ hai, chỉ có 14% doanh nghiệp bán lẻ dự định tăng tích trữ lượng hàng Tết, nhưng lại có đến 45% nhà bán lẻ có kế hoạch giảm lượng hàng tích trữ bán vào dịp Tết 2015.
Ông Lê Hữu Minh Quân, Phó giám đốc Khối đo lường bán lẻ Công ty TNHH Nielsen Việt Nam cho biết, nhiều nhà bán lẻ được khảo sát đã bày tỏ nguyện vọng, nhà sản xuất phải đảm bảo nhận lại hàng, nếu không bán hết trong dịp Tết (có đến 75% nhà bán lẻ đồng ý với đề xuất này).
Khảo sát cũng cho thấy, doanh thu trong dịp Tết chiếm 30-40% tổng doanh thu cả năm của nhiều ngành hàng như nước giải khát; bánh, kẹo...
Với đối tượng tiếp cận chính là người tiêu dùng, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển kinh doanh, Công ty Kantar Worldpanel lại chia sẻ, qua khảo sát trên 2.000 người tiêu dùng ở 4 thành phố lớn (là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ) có thể thấy, nhu cầu mua sắm hàng Tết 2015 sẽ tăng 7% ở thành thị và 20% ở nông thôn.
Dựa trên khảo sát này, Kantar Worldpanel cho rằng, doanh nghiệp chỉ nên tăng lượng hàng Tết khoảng 10% so với năm ngoái, vì tuy tình hình kinh tế còn khó khăn, nhưng tỷ lệ người Việt có tâm lý xả hơi, chi tiêu, mua sắm nhiều vào dịp Tết vẫn cao.
Trả lời câu hỏi, nhóm hàng nào được người tiêu dùng chọn mua nhiều vào dịp Tết? Ông Hoàng cho rằng, người Việt thích sử dụng đồ khô, nếu như năm 2014, người mua thích thú với đồ sẵn sàng để nấu, thì năm nay, lại đang chuyển sang chọn mua thực phẩm sẵn sàng để ăn, vì tuy thời gian nghỉ nhiều, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn thích sử dụng các thực phẩm tiện lợi trong nấu nướng để giảm thiểu thời gian nấu nướng, tăng thời gian nghỉ ngơi, giải trí, du lịch...
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Saigon Foods cho biết, tuy tình hình kinh tế chung có nhiều khó khăn, người tiêu dùng vẫn có xu hướng thắt chặt chi tiêu, nhưng khoảng cách giữa Tết Dương lịch 2015 và Tết Nguyên đán khá xa nhau (gần một tháng rưỡi), nên doanh nghiệp có nhiều thời gian chuẩn bị và nếu nắm bắt tốt cơ hội, doanh nghiệp sẽ thu hoạch khá, vì người tiêu dùng được nghỉ dài ngày (4 ngày) vào Tết Dương lịch và nghỉ 9 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Theo bà Lâm, khảo sát thực tế của Saigon Foods cho thấy, xu hướng chủ đạo mua sắm thực phẩm mùa Tết 2015 của người tiêu dùng có sự chuyển dịch rõ rệt từ ưa thích sản phẩm tiện lợi (sẵn sàng để nấu) chuyển sang chọn thực phẩm sẵn sàng để ăn.
“Do vậy, để đáp ứng xu hướng này, doanh nghiệp phải có mặt hàng riêng chuẩn bị cho Tết. Cụ thể, Saigon Foods tiếp tục tung ra sản phẩm Lẩu Tết (bán rất chạy và không đáp ứng đủ nhu cầu vào dịp Tết 2014) với bí quyết rất đơn giản là tăng trọng lượng, tăng chất lượng nguyên phụ liệu, nước chấm và tăng giá thành kết hợp trình bày mẫu mã đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ hút người tiêu dùng”, bà Lâm nói.
Ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc Marketing Saigon Coop cho biết, Saigon Coop dự kiến tích trữ khoảng 90.000 tấn hàng (chủ yếu vẫn là thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh, quà tặng…) trong dịp Tết, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, Saigon Coop sẽ đẩy mạnh kênh đưa hàng về nông thôn để gia tăng doanh thu.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan cho biết, dự kiến vào dịp Tết Ất Mùi 2015, Vissan chuẩn bị lượng hàng tăng khoảng 10% so với Tết năm ngoái. Theo đó, Vissan dự trữ hàng hóa với kinh phí khoảng 670 tỷ đồng, đưa ra thị trường khoảng 46.000 con lợn (heo) thịt, 2.000 con bò và trên 4.000 tấn sản phẩm khác chế biến từ thịt lợn, tổng số lượng hàng này đã đuợc Vissan dự trữ đến 80%. Theo ông Mười, dịp Tết năm nay, Vissan sẽ đẩy mạnh việc đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa thông qua các chuyến hàng lưu động để người dân mua được những mặt hàng có chất lượng, phù hợp với thu nhập.
Bảo Giang
-
CPI tháng 8/2024 ổn định so với tháng trước -
Dự trữ thực phẩm trong ngày mưa bão -
30.000 cửa hàng F&B đóng cửa trong nửa năm: Cuộc đại thanh lọc bắt đầu -
Sức mua tăng cao nhưng Bộ Công Thương khẳng định không thiếu hàng hóa -
Đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá cho người dân vùng ảnh hưởng bão số 3 -
Tìm giải pháp đưa hàng hóa vùng ĐBSCL vươn xa -
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, xuất siêu hơn 19 tỷ USD
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village