-
“Đầu tàu” trong đột phá phát triển khoa học công nghệ -
One Mount đầu tư 200-500 triệu USD xây dựng mạng Blockchain Layer 1 của Việt Nam -
Nhà bán hàng thu 200 triệu - 1 tỷ đồng/tháng nhờ áp dụng đa kênh -
Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nghị quyết 57-NQ/TW giải phóng sự sáng tạo
Logistics là một trong 8 ngành được ưu tiên chuyển đổi số đầu tiên. Ảnh: Đức Thanh |
Mới ở giai đoạn đầu chuyển đổi
“Doanh nghiệp logistics tại Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số. Nguồn vốn hạn chế, thiếu nhân sự có năng lực chuyên môn… là những rào cản chính với các doanh nghiệp trong quá trình số hóa”. Đó là nội dung được nêu tại Dự thảo Báo cáo "chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị", do nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế của Dự án Thương mại số tại Việt Nam (VDT) thuộc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) triển khai.
Dự án nhằm đánh giá mức độ chuyển đổi số trong các nhóm ngành dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải và giao hàng chặng cuối tại Việt Nam, đồng thời đưa ra các khuyến nghị chính sách cụ thể.
Bà Phạm Thị Lan Hương, chuyên gia trong nước của Dự án VDT cho hay, kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong các doanh nghiệp logistics hiện tương đối cao, nhưng mức độ thực hiện lại mới ở giai đoạn đầu.
Có sự khác biệt giữa các nhóm ngành và loại hình doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nhóm giao hàng chặng cuối có mức độ chuyển đổi số cao hơn nhờ lợi thế về nguồn vốn, kinh nghiệm quốc tế và áp lực thị trường.
Việt Nam hiện có hơn 35.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, trong đó, trên 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về cơ cấu, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất (95,9%), tiếp đến là doanh nghiệp FDI (2,3%), hợp tác xã (1,4%) và doanh nghiệp nhà nước (0,4%).
Về cơ cấu ngành nghề, hoạt động chính của các doanh nghiệp dịch vụ logistics là vận tải đường bộ (56,2%), dịch vụ chuyển phát và kho bãi (35,5%), dịch vụ hỗ trợ vận tải (5%)…
- Ông Trevor O'Regan, chuyên gia quốc tế Dự án Thương mại số tại Việt Nam
Ông Trevor O’Regan, chuyên gia quốc tế Dự án Thương mại số tại Việt Nam của USAID đánh giá, với đường bờ biển trải dài và các cảng quốc tế lớn, Việt Nam trở thành trung tâm lý tưởng cho vận chuyển hàng hải. Ngành logistics của Việt Nam chiếm khoảng 4,5% GDP và đang tăng trưởng với tốc độ 14-16%/năm.
Chính phủ đang đầu tư mạnh vào hạ tầng logistics, bao gồm xây dựng đường cao tốc mới, mở rộng sân bay. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của Việt Nam phải đối mặt với những thách thức như chi phí logistics cao, khoảng cách về hạ tầng và các quy định phức tạp trong một số trường hợp.
Chi phí logistics của Việt Nam được nhận định vẫn còn cao so với các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan…
“Thúc” chuyển đổi số logistics
Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, logistics có vai trò quan trọng đối với toàn bộ quá trình từ sản xuất xã hội, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối, đến tiêu dùng, tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp ngày càng lớn đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của đất nước.
Do đó, chuyển đổi số ngành logistics sẽ giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng tốt cơ hội để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định logistics là một trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số.
"Là một trong những ngành then chốt, logistics cần được đầu tư kỹ lưỡng, đặc biệt chuyển đổi số để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác", ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.
Việc ứng dụng công nghệ trong logistics sẽ mang lại nhiều lợi ích, tối ưu hiệu quả, từ đó góp phần giảm chi phí logistics nói chung đối với toàn bộ nền kinh tế, hiện thực hóa mục tiêu trọng yếu của bất cứ quốc gia nào, đặc biệt với Việt Nam khi chi phí logistics vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Dự án Thương mại số tại Việt Nam của USAID chỉ ra rằng, ngành logistics của Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, với 68% công ty đầu tư vào công nghệ mới. Các đổi mới chính gồm hệ thống quản lý kho bãi và vận tải, dự báo dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) và các giải pháp theo dõi lộ trình dựa trên Internet vạn vật (IoT). Điều này giúp các công ty vượt qua khoảng cách về hạ tầng, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất chế tạo và thương mại điện tử đang mở rộng của Việt Nam.
-
Thúc tiến độ chuyển đổi số ngành logistics -
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nghị quyết 57-NQ/TW giải phóng sự sáng tạo -
Nghị quyết số 57-NQ/TW: Dữ liệu là “không khí và ánh sáng” của kỷ nguyên mới -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 là “Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học” -
Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật để tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ -
Hoạt động thương mại, kinh doanh trên nền tảng số sẽ khó trốn thuế -
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đột phá phát triển khoa học - công nghệ
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư