-
Diễn đàn Mekong Connect 2024 diễn ra từ 17- 18/12/2024 tại An Giang -
TP.HCM trình đề án 10 năm làm xong 355 km đường metro thay vì 183 km -
Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
Sẽ đề xuất phương thức đầu tư hợp lý với nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Vietnam Airlines trúng thầu 2 dự án đầu tư khu bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Long Thành -
Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ
Một đoạn tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên sắp được UBND TP.HCM đưa vào khai thác. |
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội và UBND TP. HCM liên quan đến Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị TP. Hà Nội, TP. HCM đến năm 2035.
Cụ thể, Bộ GTVT đề nghị hai thành phố tập trung nguồn lực, rà soát thủ tục, hoàn thiện hồ sơ Đề án và gửi Bộ GTVT trước ngày 8/11/2024 để triển khai các thủ tục tiếp theo; đồng thời, bố trí nhân sự, cung cấp đầy đủ hồ sơ, chủ động phối hợp với Bộ GTVT hoàn thiện Đề án, Tờ trình, Dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị.
Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ GTVT chịu trách nhiệm tổng hợp 1 hồ sơ Đề án trình Thường trực Chính phủ trước ngày 10/10/2024.
Tuy nhiên, đến nay Bộ GTVT mới nhận được hồ sơ báo cáo Đề án của UBND TP. HCM, chưa nhận được hồ sơ báo cáo Đề án của UBND TP. HCM nên việc tổng hợp hồ sơ Đề án đã chậm hơn so với chỉ đạo của Phó thủ tướng.
Để bảo đảm tính thống nhất nội dung Đề án, Bộ GTVT đề nghị hai thành phố sớm rà soát, xác định suất đầu tư đường sắt đô thị (đi trên cao và đi ngầm); cơ sở lựa chọn công nghệ; khả năng làm chủ công nghệ, vận hành, khai thác (xác định cơ quan chủ trì tiếp nhận công nghệ, thiết bị, đầu máy, toa xe); nhu cầu và phương án đào tạo nhân lực; phương án huy động nguồn lực; mô hình quản lý, khai thác; cơ chế, chính sách thực hiện...
Bên cạnh đó, ngày 17/10/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp với Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP. Hà Nội và UBND TP.HCM để tính toán, đánh giá tác động nợ công khi triển khai đồng bộ các dự án đầu tư đường sắt trọng điểm quốc gia.
“Đề nghị UBND TP. Hà Nội, UBND TP.HCM phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để sớm có báo cáo đánh giá tác động tổng hợp nợ công khi triển khai các dự án đầu tư”, công văn cùa Bộ GTVT nêu rõ.
Trong báo cáo Đề án hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị TP. Hà Nội và TP.HCM đến năm 2035 được Bộ GTVT tổng hợp gửi lãnh đạo Chính phủ vào giữa tháng 9/2024, các mục tiêu phủ kín mạng lưới đường sắt đô thị 2 địa phương nói trên đã được định hình tương đối rõ.
Theo đó, TP. Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành khoảng 598,5 km đường sắt đô thị, trong đó đến năm 2030, phấn đấu đưa vào khai thác khoảng 96,8 km; đến năm 2035, phấn đấu đưa vào khai thác khoảng , đảm nhận 50-55% thị phần vận tải hành khách công cộng; đến năm 2045, phấn đấu đưa vào khai thác khoảng 200,7 km, đảm nhận 65-70% thị phần vận tải hành khách công cộng và hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô điều chỉnh.
Trong khi đó, UBND TP. HCM đặt mục tiêu hoàn thành khoảng 510,02 km đường sắt đô thị, trong đó đến năm 2035, phấn đấu đưa vào khai thác khoảng 183 km, đảm nhận 30-40% thị phần vận tải hành khách công cộng; đến năm 2045 phấn đấu đưa vào khai thác khoảng 168,36 km, đảm nhận 40-50% thị phần vận tải hành khách công cộng; đến năm 2060, phấn đấu đưa vào khai thác khoảng 158,66 km, đảm nhận 50- 60% thị phần vận tải hành khách công cộng và hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị theo Quy hoạch TP. HCM và Quy hoạch chung xây dựng TP. HCM điều chỉnh.
Các dự án đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. HCM khi hoàn thành không chỉ làm thay đổi diện mạo giao thông 2 đô thị lớn nhất mà còn góp phần giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông.
Để bảo đảm tính đồng bộ trong đầu tư, khai thác, Bộ GTVT đề xuất một số thông số kỹ thuật chung chủ yếu cho hệ thống đường sắt đô thị tại 2 thành phố: khổ đường 1.435 mm, đường đôi; tốc độ thiết kế 80- 160 km/h; hệ thống cấp điện trên cao hoặc cấp điện ray thứ 3; vận hành đoàn tàu tự động; phương tiện sử dụng đoàn tàu động lực phân tán EMU.
Về lộ trình thực hiện, Bộ GTVT dự kiến đến năm 2035 sẽ hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch hiện có, tổng chiều dài khoảng 580,8 km; đến năm 2045 hoàn thành khoảng 369,1 km (TP. Hà Nội khoảng 200,7km; TP. HCM khoảng 168,4 km); đến năm 2060 hoàn thành khoảng 158,66 km tại TP. HCM/
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố như sau: đến năm 2035, cần khoảng 72,03 tỷ USD; đến năm 2045, cần khoảng 44,43 tỷ USD; đến năm 2060 cần khoảng 40,61 tỷ USD. Trong đó đến năm 2030, đề xuất ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 11,82 tỷ USD và đến năm 2035, ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 6,29 tỷ USD.
-
Vietnam Airlines trúng thầu 2 dự án đầu tư khu bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Long Thành -
Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
TP.HCM lên lộ trình đầu tư khu công nghiệp chuyên ngành y dược -
Hoàn thiện và thực hiện Đề án Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM -
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 -
Doanh nghiệp Nhật Bản đang dịch chuyển đầu tư từ sản xuất chế tạo sang ngành dịch vụ -
Gần cuối năm, Bình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài 10 triệu USD
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025