
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
![]() |
Ông Trung Sơn - Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc. Ảnh: AFP |
Mỹ và Trung Quốc sa lầy trong chiến tranh thương mại hơn một năm qua. Hai bên đã áp thuế trừng phạt đối với hàng trăm tỷ USD giá trị hàng hóa của nhau, gây tổn thất lớn cho thị trường tài chính thế giới và đe dọa tăng trưởng toàn cầu.
“Hoạt động thương mại đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Những thách thức này đến từ cả nội tại lẫn bên ngoài,” ông Trung Sơn nói.
Hai bên dự kiến sẽ tiếp tục đàm phán thương mại tại Washington, D.C. trong 2 ngày 10-11/10. Phía Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc, cố vấn kinh tế cấp cao của Chủ tịch Tập Cận Bình, làm trưởng đoàn.
Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu và các giải pháp bình ổn thương mại sẽ mang lại kết quả tích cực, Bộ trưởng Trung Sơn khẳng định, nhưng không đưa ra thông tin chi tiết.
Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét gây thêm áp lực tài chính đối với Trung Quốc, trong đó tính đến khả năng hất cẳng các công ty niêm yết của Trung Quốc khỏi các sàn chứng khoán Mỹ.
Động thái này là một phần trong nỗ lực siết chặt đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc do những lo ngại về an ninh gia tăng, nguồn tin của Reuters cho hay.
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Quốc vụ viện Trung Quốc ngày 27/9 đánh giá, thuế quan và tranh chấp thương mại có thể khiến thế giới rơi vào suy thoái và Bắc Kinh cam kết giải quyết vấn đề theo cách “bình tĩnh, hợp lý và hợp tác.”
Chiến tranh thương mại gây thiệt hại đáng kể cho kinh tế Trung Quốc. Xuất khẩu của nước này bất ngờ sụt giảm trong tháng 8 do các chuyến hàng đến Mỹ bị chậm lại nghiêm trọng. Điều này cho thấy điểm yếu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đòi hỏi cấp bách phải kích thích kinh tế.
Bắc Kinh dự kiến sẽ công bố thêm các biện pháp hỗ trợ kinh tế trong những tháng tới để tránh nguy cơ suy thoái kinh tế mạnh hơn khi Mỹ gia tăng áp lực thương mại.
Bất chấp nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng được triển khai từ năm ngoái, nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thể ổn định. Các nhà phân tích dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý 3/2019 có thể “hạ nhiệt” so với mức 6,2% trong quý 2 - mức thấp nhất trong gần 30 năm qua.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower