-
Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025 -
Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026 -
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO -
Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao -
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Không để thủ tục hành chính kém thuận lợi hơn -
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám”
Xuất nhập khẩu của Việt Nam với khu vực châu Á trong năm 2022 chiếm tỷ trọng lớn nhất với 475 tỷ USD. |
Trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với khu vực châu Á trong năm 2022 đạt 475,29 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,1%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước, số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho hay.
Cụ thể, theo thống kê này, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD) so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu là 371,3 tỷ USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng 35,14 tỷ USD; nhập khẩu là 358,9 tỷ USD, tăng 7,8%, tương ứng tăng 26,06 tỷ USD.
Năm ngoái, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 475,29 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu, năm 2022, đạt 177,26 tỷ USD, tăng 9,5%, chiếm 47,7% kim ngạch cả nước; nhập khẩu đạt 298,03 tỷ USD, tăng 9,6%, chiếm 83% kim ngạch cả nước. Trong 5 châu lục, Việt Nam nhập siêu duy nhất từ châu Á.
Các đối tác lớn ở châu lục này có thể kể đến như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực ASEAN…
Năm qua, xuất nhập khẩu với ASEAN đạt 81,14 tỷ USD (xuất khẩu 33,86 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ, nhập khẩu 47,28 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ), nhập siêu từ thị trường này 13,42 tỷ USD.
Thương mại 2 chiều với Trung Quốc đạt 175,65 tỷ USD (xuất khẩu 57,7 tỷ USD, tăng 3,3%, và nhập khẩu từ Trung Quốc 117,95 tỷ USD, tăng 7,2%), nhập siêu từ Trung Quốc 60,25 tỷ USD.
Thương mại 2 chiều với Hàn Quốc đạt 86,38 tỷ USD (xuất khẩu 24,29 tỷ USD, tăng 10,7% và nhập khẩu 62,09%, tăng 10,5%), Việt Nam tiếp tục nhập siêu 37,8 tỷ USD từ thị trường này.
Với thị trường Nhật Bản, trao đổi thương mại đạt 47,6 tỷ USD (xuất khẩu 24,23 tỷ USD, tăng 20,4%, nhập khẩu 23,37 tỷ USD, tăng 2,6%), xuất siêu gần 1 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ đạt 153,73 tỷ USD, tăng 10,5%; châu Âu đạt 75,45 tỷ USD, tăng 2,8%; châu Đại Dương đạt 17,62 tỷ USD, tăng 24,3% và châu Phi đạt 8,1 tỷ USD, giảm 3,9% so với năm 2021.
-
Khai thác FTA thúc đẩy xuất khẩu, chống gian lận xuất xứ hàng hóa -
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Không để thủ tục hành chính kém thuận lợi hơn -
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám” -
Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 15/1/2025 -
Trung tâm thương mại GO! Ninh Thuận chính thức khai trương -
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land