Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 01 năm 2025,
Thượng tọa: 'Tượng thú dữ là trái tinh thần Phật giáo'
Quỳnh Trang - 22/08/2014 11:32
 
Nhà chùa là chốn từ bi, thân thiện với con người, thiên nhiên, việc đặt tượng thú dữ canh cửa là phản cảm, không phù hợp - Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Phó ban Văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khẳng định.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
"Bão" trên Facebook của nhà báo phanh phui vụ chùa Bồ Đề
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc nhận, nuôi con nuôi
Kết luận sư Đàm Lan "không liên quan" đến vụ mua bán trẻ em
Kết quả kiểm tra mới nhất tại chùa Bồ Đề
Vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: sư trụ trì không liên quan

- Nhiều đền, chùa, di tích đặt tỳ hưu, sư tử đá có tạo hình theo phong cách Trung Quốc, châu Âu. Xin Thượng tọa cho biết, những con vật này vào chùa như thế nào?

thuong-toa-Thich-Tho-Lac1-2452-140863797

Thượng toạ Thích Thọ Lạc, Phó ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Quý Đoàn.

- Phần lớn những con vật ấy do người dân có cảm tình với Phật giáo tiến cúng. Người ta thường đặt chúng ở ngoài cổng, cửa để trấn áp điềm dữ. Tuy nhiên, đó là quan niệm của người đời thường thôi chứ việc đem những con vật dữ dằn vào đình, chùa là không phù hợp tư tưởng, tinh thần Phật giáo.

- Những con vật ấy không phù hợp ở điểm nào, thưa thượng tọa?

- Thứ nhất, các con vật dù bên ngoài dữ dằn nhưng khi đến nhà Phật đều mang dáng vẻ hiền lành bởi đã được Đức Phật từ bi, có tấm lòng “thương người như thể thương thân” cảm hóa. Ví dụ con rắn độc bình thường có thể cắn chết người nhưng thấy Đức Phật ngồi thiền dưới mưa nó đã xòe mang ra che cho ngài. Đó là hành động rất thiện, hiền từ. Con rồng ở môi trường khác có thể dữ dằn nhưng khi Bồ Tát Quan Âm đi cứu chúng sinh ngoài biển, nó tự nguyện giơ đầu ra để Bồ Tát đứng lên. Con sư tử cũng thế, khi đến với nhà Phật nó rất hiền lành, trở thành đệ tử, hộ pháp cho Bồ Tát Sư Lợi Văn Thù (Bồ Tát tiêu biểu cho trí tuệ) đi phổ độ chúng sinh.

Thứ hai, những con vật dữ dằn như sư tử tạo hình của Trung Quốc giơ nanh, giương vuốt là thể hiện sự quyền uy, không phù hợp với nhà chùa. Bởi đạo Phật gần gũi, từ bi, thân thiện với con người, động vật, thiên nhiên. Kiến trúc nhà chùa vì thế cũng rất mềm mại, uyển chuyển. Mái chùa cong một cách nhẹ nhàng, từ tốn chứ không nhọn hoắt đáng sợ.

Thứ ba, nhà chùa là nơi người giàu sang, nghèo khó, chúng sinh muôn loài đều có thể đến. Đặt những con dữ dằn canh cửa sẽ khiến người ta nghĩ chùa chiền cũng như chốn công quyền, họ sợ không dám vào. Không chỉ con người mà cả thế giới vô hình như quỷ dữ cũng sợ không dám đến nữa. Đạo Phật từ bi có cấm những con đó đâu. Tối nhà chùa còn thỉnh chuông, cúng cháo mời chúng đến ăn mà.

Tóm lại, những gì mang tính chất uy mãnh quá thì không phù hợp với chốn thiền nhang. Do đó, khi tiếp nhận đồ cúng tiến, các trụ trì cần nhận thức đầy đủ hiện vật đó có phù hợp với giáo lý nhà Phật và văn hoá truyền thống Việt Nam không. Nếu không hiểu, sư thầy nên tham khảo ý kiến của Giáo hội. Với các di tích thì nguyên tắc quản lý, vị trụ trì phải thống nhất với Ban quản lý di tích trước khi tiếp nhận vật cúng tiến.

Một ngôi chùa Việt cổ kính mà bỗng xuất hiện cặp sư tử đá với đường nét lạ hoắc, tạo hình dữ dằn, mang phong cách của nền văn hoá khác thì rất phản cảm.

linhvat-7699-1408674290.jpg

Sư tử đá tạo hình kiểu Trung Quốc được đặt ngay lối vào sau cổng chùa Chân Tiên (phố Bà Triệu, Hà Nội). Ảnh: Quý Đoàn.

- Vậy những linh vật ngoại lai hiện diện trong đền, chùa Việt Nam nên được ứng xử hoặc thay thế như thế nào?

- Sư tử thực chất ít xuất hiện trong đền, chùa Việt Nam vì đạo Phật chủ trương không sát sinh. Loài vật này chỉ xuất hiện một ít ở thời Lý - Trần, nhưng có lẽ không phù hợp nên các thời kỳ sau không được phát huy. Bộ tứ linh gồm: Long - Ly - Quy - Phượng được chuộng hơn, có thể dùng thay thế. Đó là những con vật linh thiêng, gần gũi với nhà Phật, hay giúp đỡ người nên được trân trọng.

Ở Việt Nam, con nghê chính là biến dạng của con ly (tên gọi khác là kỳ lân), có dáng vẻ hiền lành, thân thiện, thường hộ trì Phật pháp làm việc có ý nghĩa cho đạo, cho đời. Trong kiến trúc đạo Phật, tốt nhất nên hạn chế linh vật hoặc nếu có thì để nó ở trạng thái hiền lành. Nên sử dụng những loài ăn cỏ, mang tinh thần từ bi hỉ xả, hạn chế loài ăn mặn, sát sinh.

- Giáo hội Phật giáo Việt Nam có động thái gì trước công văn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch khuyến cáo di dời, không sử dụng hay tiến cúng biểu tượng, sản phẩm, linh vật, vật phẩm lạ không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi di tích, đền chùa, nơi công cộng?

- Di dời các linh vật, vật phẩm lạ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi di tích, đền, chùa là việc nên làm. Khi nhận được công văn của Bộ, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phải họp bàn để thống nhất phương án rồi ban hành rộng rãi để mọi người cùng áp dụng.

Bất cứ thay đổi gì cũng cần thời gian để mọi người nhận thức, hiểu ra cái đúng và từ đó không làm sai nữa. Nếu người dân chưa thông suốt mọi chuyện mà bị thúc ép, họ sẽ phản ứng lại.

Xác định danh tính 11 cháu bé nghi biến mất khỏi chùa Bồ Đề

Xác định danh tính 11 cháu bé nghi biến mất khỏi chùa Bồ Đề

() Công an Quận Long Biên cho biết đã làm rõ danh tính 11 cháu bị nghi mất tích ở chùa Bồ Đề và đang làm rõ sự việc.

Điều tra nghi án 11 đứa trẻ “biến mất” khỏi chùa Bồ Đề

Điều tra nghi án 11 đứa trẻ “biến mất” khỏi chùa Bồ Đề

Liên quan đến vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, cơ quan CSĐT vừa nhận được đơn đề nghị điều tra về sự "biến mất" của một số trẻ trong chùa; làm sáng tỏ những nghi vấn của các thiện nguyện viên thường xuyên hoạt động từ thiện tại chùa.

Hà Nội thông tin chính thức về vụ Cát Tường và buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề

Hà Nội thông tin chính thức về vụ Cát Tường và buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề

() Tại cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ do Thành uỷ Hà Nội tổ chức, các đơn vị chức năng của thành phố thông tin chính thức về vụ việc liên quan đến hành vi mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề và thông tin về việc tìm thấy thi thể nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.  

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư