Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Tiềm năng đầu tư phát triển cây trồng tại Đắk Nông
H.B - 22/08/2014 12:22
 
Với 60,34% diện tích đất tự nhiên là đất đỏ bazan cùng nguồi nước dồi dào là tiềm năng phù hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu hay ngắn ngày như đậu tương, lạc, ngô tại Đắk Nông.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Đắk Nông đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch
Thi công đồng loạt chuỗi 11 dự án giao thông
Dốc lực vào một loạt dự án qua miền Trung, Tây Nguyên
Đón cú hích dự án BOT mở rộng Quốc lộ 1

Tỉnh Đắk Nông có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 650 ngàn hecta, trong đó đất nông nghiệp chiếm hơn 90%.

Các loại đất trên địa bàn Đắk Nông khá phong phú và đa dạng với 11 nhóm đất nhưng chủ yếu đất đỏ bazan chiếm 60,34% diện tích, phân bố ở các huyện Đắk Mil, Tuy Đức, Đắk Song ; đất xám chiếm 28,26% diện tích và phân bố đều toàn tỉnh, còn lại là đất phù sa, đất đen, nâu, nâu thẫm…

Đất bazan phân bố trên địa hình đồi, núi cao trùng điệp xen giữa thung lũng sâu và bình nguyên cùng nguồn nước dồi dào từ hệ thống sông, hồ, đập phân bố dày đặc trên địa bàn tỉnh là những ưu thế chính tạo thuận lợi cho tỉnh phát triển các vùng sản xuất chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm và đa dạng hàng hóa nông sản từ các loại cây trồng, vật nuôi.

Tình hình sản xuất một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2013

Cây công nghiệp dài ngày: Cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cà phê và hồ tiêu hiện là cây trồng chiếm ưu thế, đóng góp chủ yếu vào cơ cấu GDP của tỉnh.

Cà phê: Luôn được xác định là cây chiến lược, mũi nhọn cho xuất khẩu của tỉnh (sản phẩm Cà phê luôn đóng góp lớn nhất cho giá trị ngành nông nghiệp, khoảng trên 60%). Diện tích cà phê năm 2013 là 116.106ha, sản lượng 217,8 ngàn tấn. Diện tích và sản lượng phân bố chủ yếu: huyện Đắk Mil 20.608ha, sản lượng 46.368 tấn; Đắk Song: 22.389 ha, sản lượng 47.017 tấn; Đắk R’lấp: 16.247ha, sản lượng 34.401 tấn. Định hướng đến năm 2015, ổn định diện tích 118.970 ha, sản lượng đạt bình quân 288.090 tấn/niên vụ. 

Hồ tiêu: Là cây công nghiệp dài ngày có thế mạnh của tỉnh, đem lại giá trị xuất khẩu lớn đứng thứ hai sau cà phê. Năm 2013 diện tích tiêu là 10.435ha, sản lượng đạt 15.317 tấn. Diện tích phân bố chủ yếu: huyện Đắk Song 3.433ha, sản lượng 4.528 tấn; huyện Đắk R’lấp 3.162ha, sản lượng 5.894 tấn. Định hướng đến năm 2020, ổn định diện tích là 10,0 ngàn ha, sản lượng đạt 19,0 ngàn tấn/năm.

Hồ tiêu Đắk Song. Ảnh: Trọng Ngọc

Hồ tiêu Đắk Song. Ảnh: Trọng Ngọc

Cây công nghiệp hàng năm: Năm 2013 tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm là trên 12 ngàn ha, sản lượng gần 100 ngàn tấn. Định hướng đến năm 2020 diện tích cây công nghiệp hàng năm khoảng 21,2 ngàn ha, sản lượng 315,08 ngàn tấn.

Đậu tương: Diện tích gieo trồng toàn tỉnh năm 2013: 6.323ha, sản lượng 11.427 tấn. Diện tích phân bố chủ yếu tại các huyện Cư Jut, Đắk Mil.

Lạc (đậu phộng): diện tích năm 2013 là 5.133ha, sản lượng 11.372 tấn. Diện tích phân bố chủ yếu tại các huyện Cư Jut, Đắk Mil, Đắk Song. 

Cây lương thực : năm 2013 diện tích đạt hơn 12,2 ngàn ha, sản lượng 68,5 ngàn tấn, tăng 1,8 ngàn ha với sản lượng tương ứng 18,2 ngàn tấn so với năm 2005, định hướng đến năm 2020 ổn định diện tích 12,3 ngàn ha, sản lượng đạt 72,5 ngàn tấn.

Khoai lang: Đắk Nông là một trong những địa phương có nhiều lợi thế để phát triển các giống khoai lang có năng suất và giá trị cao, đặc biệt là khoai lang Nhật. Trong những năm qua, diện tích và sản lượng Khoai lang không ngừng tăng cao. Năm 2013, diện tích khoai lang 8.046ha, sản lượng trên 100.000 tấn. Phân bố chủ yếu tại huyện Đắk Song: 4.259ha, năng suất đạt 127 tạ/ha, Tuy Đức 2.585ha, năng suất 117 tạ/ha.

Ngô: Tổng diện tích ngô năm 2013 là 52.869ha, sản lượng 321.617 tấn. Năng suất: 60,83 tạ/ha. Diện tích phân bố: Cư Jut 17.334ha, Đắk Mil 14.407ha, Krong Nô 13

Cây ăn quả

Sầu riêng: Sầu riêng được trồng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông từ lâu, phát triển tốt trên các vùng đất đỏ bazan. Những năm gần đây, diện tích trồng sầu riêng của tỉnh liên tục tăng mạnh (chủ yếu là diện tích trồng xen canh trong các vườn cà phê). Năm 2013, diện tích trồng sầu riêng toàn tỉnh khoảng 846ha, trong đó diện tích thu hoạch là 670ha, tổng sản lượng đạt trên 7 nghìn tấn, tập trung tại các huyện Đăk Mil, Cư Jut và Đăk R’ lấp. Trong đó, sầu riêng trồng tại Đắk Mil có diện tích và năng suất vượt trội so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh.

Măng cụt: Tổng diện tích măng cụt năm 2013 khoảng 15ha, diện tích thu hoạch là 13/15ha, sản lượng đạt 48 tấn, chủ yếu trồng tại thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk G’long.

Lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi giúp Đắk Nông phát triển ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, tình hình chế biến, tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh còn nhiều hạn chế.

Chăm sóc vườn Cam. Ảnh: Trọng Ngọc

Chăm sóc vườn Cam. Ảnh: Trọng Ngọc

Tình hình chế biến, tiêu thụ một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Đắk Nông trong năm 2013

Về sản xuất công nghiệp chế biến

Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến năm 2013 trên địa bàn tỉnh ước đạt 3.150 tỷ đồng (giá thực tế), chiếm 66,59% tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013. Tuy nhiên, sản phẩm chế biến chủ yếu là sơ chế, chưa tạo ra nhiều sản phẩm tinh chế. Số cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm chưa nhiều và công suất của các cơ sở sản xuất còn thấp nên chưa khai thác hết lợi thế nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Về xuất khẩu, tiêu thụ

Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 463,115 triệu USD, đạt 81.25% kế hoạch. Trong đó, giá trị xuất khẩu của các loại nông sản, thực phẩm như sau: cà phê đạt trên 167 triệu USD; hồ tiêu đạt trên 148 triệu USD, đậu phộng sấy đạt 1,394 triệu USD, các sản phẩm cồn công nghiệp, trà, cao su và một số sản phẩm khác đạt 3,261 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt mức cao nhưng thiếu tính bền vững, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu còn ít, hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu, chủ yếu là nông, lâm sản sơ chế, khả năng cạnh tranh thấp.  

Do đó, Đắk Nông có nhu cầu lớn về đầu tư, liên doanh, liên kết để sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương như cà phê, hồ tiêu, cao su, khoai, đậu, bắp và các mặt hàng rau, hoa, củ và quả khác.

Tiềm năng của Đắk Nông so với các địa phương trong khu vực Tiềm năng của Đắk Nông so với các địa phương trong khu vực

Để doanh nghiệp, nhà đầu tư có thông tin tham khảo rõ nét hơn về lợi thế so sánh của tỉnh Đắk Nông, Báo Đầu tư xin tổng hợp một số yếu tố cho thấy tương quan, lợi thế về hệ thống giao thông và tiềm năng đầu tư phát triển nông nghiệp giữa Đắk Nông và một số địa phương trong cùng khu vực:

Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Đắk Nông Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Đắk Nông

Tỉnh Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Nam Tây Nguyên, là đầu mối giao thương giữa các tỉnh Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực duyên hải Nam trung bộ; Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp Vương Quốc Campuchia. Lợi thế vị trí cùng với sự đa dạng văn hóa và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mang đến cho Đắk Nông nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư