
-
Bộ Tài chính công bố thông tin mới về việc chi trả chế độ theo Nghị định 178
-
Kết thúc phiên đàm phán thứ 2 về thuế đối ứng Việt - Mỹ
-
Mở rộng hỗ trợ học phí, nên cấp trực tiếp cho người học
-
Khôi phục hoạt động chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc
-
Hoàn tất đàm phán Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0 -
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa
![]() |
Tâm lý nhà đầu tư được cải thiện đáng kể sau khi Mỹ - Trung thống nhất thỏa thuận giai đoạn 1. Ảnh: AFP |
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đóng phiên đêm qua tăng 100,51 điểm (tương đương 0,4%) lên 28.235,89 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích 0,7% lên 3.191,45 điểm cuối phiên, trong khi Nasdaq Composite lên điểm 0,9% và chốt phiên với 8.814,23 điểm.
Bình luận về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vừa được thống nhất, Kim Forrest, người sáng lập Quỹ quản lý đầu tư Bokeh Capital cho rằng: “Đây là điều tôi mong chờ cả năm qua. Giao dịch gia tăng sẽ cho phép các công ty bắt đầu chi tiêu nhiều hơn. Trước đó hầu hết các khoản chi đều bị đóng băng và các khoản chi chỉ dồn vào mua công nghệ”.
Nhóm cổ phiếu công nghệ Mỹ đạt mức tăng kỷ lục 0,9%. Dẫn đầu sóng tăng này là cổ phiếu của công ty dữ liệu máy tính Western Digital với sức bật 4,1%, theo sau là cổ phiếu của nhà sản xuất bộ nhớ máy tính Micron Technology với mức tăng 3,4%.
Tâm lý thị trường cũng được cải thiện sau thông tin tích cực về kinh tế Trung Quốc. Sản xuất công nghiệp tháng 11 của Trung Quốc vượt xa kỳ vọng và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số bán lẻ tháng 11 của nước này cũng tăng 8%.
Đăng tải trên mạng xã hội sau khi thị trường chứng khoán lập đỉnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết: “Thị trường chứng khoán đạt mốc mới! Tôi chưa bao giờ thấy chán khi nói về điều này và chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi chiến thắng”.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến thận trọng về nội dung chi tiết trong thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, chẳng hạn điều khoản nhập khẩu nông sản và thâm hụt thương mại của Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer khẳng định thỏa thuận này hoàn toàn có thể thực hiện.
Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ rút bớt một số khoản thuế đối với hàng Trung Quốc, đổi lại Trung Quốc sẽ tăng cường nhập nông sản Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 sẽ được ký kết vào tháng 1/2020.
Phiên lên điểm ngày 16/12 của chứng khoán Mỹ vẫn bị co kéo bởi mức sụt giảm 2,8% của cổ phiếu gã khổng lồ hàng không vũ trụ Boeing. Cổ phiếu hãng này trượt dốc sau khi Tạp chí Phố Wall đưa tin cuối tuần trước rằng, Boeing nhiều khả năng sẽ quyết định tạm dừng hoặc cắt giảm sản lượng máy bay 737 Max.
Chứng khoán châu Âu phiên 16/12 cũng hưởng lợi từ việc Mỹ và Trung Quốc thống nhất thỏa thuận giai đoạn 1 do nhà đầu tư lạc quan hơn đối với các tài sản rủi ro.
Chỉ số pan-European Stoxx 600 nhích lên 1,3% trong phiên chiều 16/12 (giờ châu Âu) và vượt qua mốc 417,3 điểm. Hầu hết các mã cổ phiếu và sàn chứng khoán lớn tại châu Âu đều giao dịch trong vùng tích cực.
Theo IHS Markit, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Khu vực đồng tiền chung châu Âu đạt 50,6 điểm, trong đó sức tăng trưởng của ngành dịch vụ đã phần nào bù lại sự sụt giảm của khu vực sản xuất. Cụ thể, PMI lĩnh vực sản xuất của khu vực này chỉ đạt 45,9 điểm, thấp hơn dự báo 47,3 trước đó và sụt giảm so với mức 46,9 điểm trong tháng 11.
Cổ phiếu của hãng dịch vụ chuyển phát Royal Mail bật tăng 5,1% trong phiên chiều 16/12, theo sát nút là cổ phiếu của nhà bán lẻ trực tuyến Moneysupermarket với mức tăng 4,9%. Cổ phiếu Electrolux lao dốc 10,9% sau khi công ty đưa ra cảnh báo lợi nhuận sụt giảm do chi phí dịch chuyển sản xuất tại Mỹ.
Trong khi đó, chứng khoán châu Á phản ứng trái chiều sau thông tin Mỹ - Trung thống nhất thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục chiều qua khởi sắc với chỉ số Shanghai Composite tăng 0,56% đạt 2.984,39 điểm, còn Shenzhen composite lên điểm 1,56% và chốt phiên với 1.686,41 điểm. Trên sàn Hong Kong, chỉ số Hang Hang trượt 0,34% trong giờ giao dịch cuối phiên.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,29% xuống 23.952,35 điểm sau khi tăng mạnh phiên cuối tuần trước, còn chỉ số Topix trượt 0,18% và chốt phiên với 1.736,87 điểm. Kospi của Hàn Quốc mất 0,10% và đóng cửa 2.168,15. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 0,21%.

-
Đề xuất chi hơn 5.000 tỷ đồng/năm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi -
Khôi phục hoạt động chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc -
Hoàn tất đàm phán Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0 -
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa -
Hải Dương thúc đẩy phát triển song song với sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính -
Chủ tịch Quốc hội: Ủng hộ thông qua sớm chính sách đặc thù cho nhà ở xã hội -
Triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?