
-
Ra mắt Câu lạc bộ Pickleball Doanh nhân trẻ Việt Nam
-
Cú hích lớn cho công nghiệp đường sắt
-
Vinaseed có Chủ tịch mới sau 21 năm; Cảng Quy Nhơn đặt lợi nhuận cao nhất 4 năm; Dệt may Thành công đầy đơn hàng quý I
-
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời một số sản phẩm thép cán nóng từ Trung Quốc
-
Xuất khẩu xi măng, clinker tháng 1/2025 giảm sâu -
Một doanh nghiệp trả lại Giấy phép phân phối xăng dầu
![]() |
Ảnh minh họa |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp vừa ký Quyết định 112/QĐ-BĐMDN ban hành Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp năm 2018.
Theo đó, năm 2018 Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp sẽ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN; về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoàn thành cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo đúng kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; bảo đảm số thu về ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội giao; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập phát sinh trong triển khai thực hiện. Trước ngày 10/1/2019, các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có báo cáo đánh giá, kiểm điểm xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, các tổ chức, cá nhân có liên quan nếu không hoàn thành kế hoạch được giao, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Khẩn trương bán cổ phần lần đầu (IPO) đối với các doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ, cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án cổ phần hóa.
Cũng theo chương trình công tác năm 2018, Ban Chỉ đạo sẽ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoàn thành việc phê duyệt đề án cơ cấu lại các DNNN. Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện DNNN về tổ chức, nhân sự, chiến lược, quản trị, tài chính, công nghệ, sản phẩm, ngành nghề... để lành mạnh hóa tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động đối với từng doanh nghiệp. Đồng thời, rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan...
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện điều kiện kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để tăng nhanh số lượng doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp khởi nghiệp hướng tới hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 nước ta có 1.000.000 doanh nghiệp hoạt động.
Chỉ đạo người đại diện đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán; xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật trong việc đăng ký giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Khẩn trương, nghiêm túc thực hiện bàn giao các doanh nghiệp đã thống nhất, thuộc diện phải bàn giao, có chỉ đạo của Thủ tướng phải bàn giao về Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn nhà nước theo đúng quy định hiện hành; bàn giao các Tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn của Nhà nước trong danh sách DNNN thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ các Bộ, ngành về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường; thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, công tác cán bộ; chỉ đạo thực hiện tốt chính sách đối với người lao động và lao động dôi dư trong doanh nghiệp nhà nước.
Áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế; hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, thực hiện nghiêm túc chế độ giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính; có cơ chế gắn việc tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi miễn, đãi ngộ lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

-
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời một số sản phẩm thép cán nóng từ Trung Quốc -
Xuất khẩu xi măng, clinker tháng 1/2025 giảm sâu -
Một doanh nghiệp trả lại Giấy phép phân phối xăng dầu -
Công ty cổ phần nguyên liệu Á Châu AIG bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới - Bước đi chiến lược -
“Mỏ neo” mới của nền tảng quản lý nhân sự Deel tại Việt Nam -
Quốc gia và doanh nghiệp đều phải thích ứng với môi trường đang thay đổi -
Hiệp hội BĐS TP. Cần Thơ - Cầu nối giữa chính quyền với các nhà đầu tư, doanh nghiệp
-
1 Nhà điều hành phát tín hiệu mới với tỷ giá
-
2 Tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên: Khởi đầu cho sự bứt phá
-
3 Việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu phải cẩn trọng hơn
-
4 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Nỗ lực cao nhất để nâng hạng thị trường chứng khoán
-
5 Việc bỏ “room” tín dụng khó tạo ra bong bóng bất động sản
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu