-
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
Bộ Y tế có công văn số 2633/BYT-KH-TC gửi bảo hiểm Xã hội Việt Nam về việc thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy do đơn vị trúng thầu hoá chất, vật tư cho mượn hoặc đặt máy.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục đồng ý cho các cơ sở y tế thanh toán bảo hiểm y tế cho máy mượn, máy đặt nhằm khắc phục những vướng mắc mà các cơ sở này đang phải đối diện. |
Bộ Y tế đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản hướng dẫn tiếp tục thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng các máy do đơn vị trúng thầu vật tư, hoá chất cho mượn hoặc đặt theo kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đấu thầu. Thời hạn thực hiện theo đúng thời hạn của hợp đồng mua sắm vật tư, hoá chất.
Đồng thời, Bảo hiểm xã hội bãi bỏ nội dung “sau khi hết hợp đồng nếu tiếp tục thực hiện thì phải quy định rõ trong hồ sơ mời thầu đơn vị trúng thầu chịu trách nhiệm nhiệm cung cấp máy” tại khoản 3 công văn số 2009/BYT-KH-TC ngày 12/4/2018 gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thanh toán các dịch vụ kỹ thuật sử dụng máy mượn, máy do các đơn vị trúng thầu vật tư, hoá chất đặt.
Trước đó, ngày 9/5, Bộ Y tế có công văn số 2348/BYT-KH-TC về việc bãi bỏ Công văn số 2009/BYT-KH-TC về việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng các máy do các đơn vị trúng thầu vật tư, hóa chất cho mượn hoặc đặt theo kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu và hợp đồng đã ký.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 2348/BYT-KH-TC, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn số 1261/BHXH-CSYT ngày 12/5 gửi BHXH các tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân về việc dừng thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế đối với chi phí dịch vụ kỹ thuật thực hiện từ máy mượn, máy đặt từ các công ty trúng thầu vật tư hóa chất.
Tuy vậy sau khi văn bản được ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận được nhiều kiến nghị của nhiều cơ sở khám chữa bệnh, UBND tỉnh đề nghị tiếp tục được thanh toán chi phí dịch vụ kỹ thuật thực hiện từ các máy mượn, máy đặt theo Công văn số 2009/BYT-KHTC của Bộ Y tế đến hết hiệu lực của hợp đồng hiện tại.
Được biết, sự không thống nhất trong thanh toán bảo hiểm y tế vừa qua giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã khiến các cơ sở y tế lao đao bởi số lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại đó rất lớn.
Theo đó, tại một số bệnh viện lớn ở phía Bắc như Bệnh viện Việt Đức, có tới 90% người bệnh bảo hiểm y tế điều trị nội trú tại bệnh viện và 95% số máy xét nghiệm là mượn của công ty trúng thầu hóa chất. Vì thế, việc dừng thanh toán bảo hiểm y tế dịch vụ xét nghiệm sẽ khiến bệnh nhân phải bỏ tiền túi ra để trả, cho dù họ có bảo hiểm y tế.
Các lãnh đạo bệnh viện cho rằng không một bệnh viện nào có thể trả thay cho bệnh nhân khoản tiền này vì rất lớn. Cụ thể, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chi phí xét nghiệm quyết toán bảo hiểm y tế chiếm tới 42% tổng số tiền xét nghiệm;
Ở Bệnh viện Bạch Mai, người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế chiếm 13% lượt khám và 86% số người điều trị; ở Bệnh viện K số người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế chiếm 30% lượt khám và 96% số người điều trị.
Phân tích về thực tế này, một lãnh đạo bệnh viện tuyến trung ương cho hay, khi bỏ đi số máy mượn, máy hiện đang đặt tại các bệnh viện, đồng nghĩa với việc các bệnh viện sẽ phải đầu tư số tiền khổng lồ để mua máy, trong đó có máy giá lên tới vài chục tỉ đồng.
"Bên cạnh đó, nếu bệnh viện phải bỏ số máy mượn, máy đặt, mà bản thân chúng tôi cũng không có tiền mua máy, sẽ phải thuê đơn vị tư nhân xét nghiệm cho người bệnh. Như thế, giá xét nghiệm sẽ cao hơn giá Bộ Y tế quy định, vì vậy, bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ phải chịu khoản chi phí chênh lệch giữa giá xét nghiệm mà bệnh viện thuê và giá của Bộ Y tế phê duyệt", vị này cho hay.
Mặt khác, theo tìm hiểu của phóng viên hiện số lượng xét nghiệm của mỗi bệnh viện rất lớn, nên số tiền chênh lệch mà người bệnh phải trả sẽ rất lớn. Chẳng hạn, tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi năm đón khoảng 2 triệu lượt người bệnh khám, chữa bệnh ngoại trú và trên 165 nghìn người bệnh điều trị nội trú.
Số lượng các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, vi sinh, hóa mô miễn dịch và sinh học học phân tử là trên 17 triệu. Còn Bệnh viện K là bệnh viện tuyến cuối chuyên ngành ung bướu, mỗi năm cũng đón gần 500.000 lượt người bệnh đến khám và 50.000 người bệnh điều trị.
Chưa kể, về mặt chuyên môn, các đơn vị tư nhân không đáp ứng được các xét nghiệm thuộc chuyên khoa sâu về yêu cầu thời gian, chuyên môn.
Ví như ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa tuyến cuối, người bệnh luôn đến trong tình trạng cấp cứu, thì việc xét nghiệm theo hình thức chuyển gửi, sẽ khiến thời gian trả kết quả không kịp thời, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
-
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV -
Biến chứng đáng lo ngại của bệnh sởi ở trẻ em
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả