
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
INTERCEM châu Á 2016 quy tụ nhiều nhà sản xuất xi măng lớn đến từ châu Á, cùng nhiều doanh nghiệp sản xuất, cung ứng xi măng, clinker của Việt Nam như Tập đoàn Xi măng The Vissai, China National Building Materials Group Corporation, Shun Shing Group, Hong Kong…
Đây là lần đầu tiên INTERCEM châu Á được tổ chức ở Việt Nam với mục đích là cầu nối thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam ở các khía cạnh sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu.
Cùng với tiêu thụ nội địa, xuất khẩu đã trở thành kênh tiêu thụ quan trọng đối với ngành xi măng Việt Nam. |
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, năm 2016, tiêu thụ xi măng nội địa của Việt Nam sẽ cán mốc khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 15,5-17 triệu tấn xi măng và clinker.
“Dự báo trong vài năm tới, tiêu thụ trong nước mỗi năm tăng từ 5 - 5,5 triệu tấn, đạt khoảng 80 triệu tấn vào 2020, xuất khẩu xi măng khoảng 15 triệu tấn. Như vậy đến năm 2020, tổng tiêu thụ xi măng của Việt Nam ước đạt 95 triệu tấn, như vậy với năng lực sản xuất xi măng của Việt Nam có thể hoàn toàn đáp ứng”, ông Cung nói.
Đại diện VCSC tại Việt Nam, Giám đốc Nghiên cứu, ông Anirban Lahiri nhận định, công nghiệp hóa, đô thị hóa và những tác động của chúng đối với phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng cho ngành xi măng.
“Tất nhiên, trong một thị trường ngày có nhiều nhà cung cấp lớn, thì cạnh tranh không chỉ đơn thuần về giá, chất lượng, mà đi kèm theo đó là các dịch vụ hậu cần, yếu tố quan trọng cho nhà sản xuất nào muốn bán được xi măng cả trong nước và làm tốt kênh xuất khẩu”, đại diện VCSC tại Việt Nam khuyến cáo.
Là doanh nghiệp tư nhân có năng lực sản xuất hơn 10 triệu tấn/năm, với tốc độ đầu tư mở rộng vẫn đang được tiếp tục, Tập đoàn Xi măng The Vissai cũng thừa nhận, xuất khẩu xi măng của các doanh nghiệp trong nước đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia trong khu vực, như Thái Lan, Trung Quốc.
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xi măng The Vissai, trong tháng 10/2016 tới, Vissai sẽ đưa vào đốt lò Nhà máy xi măng Sông Lam (giai đoạn 1) công suất 1 triệu tấn. Như vậy, đến năm 2017, với Nhà máy mới được hoàn thành, sẽ nâng tổng công suất xi măng của Tập đoàn lên 12 triệu tấn. Đó là sức ép không nhỏ đối với một nhà sản xuất, kinh doanh xi măng như Vissai.
“Tập đoàn xác định đầu tư mạnh cho hệ thống phân phối xi măng, trước mắt trong giai đoạn 2016 – 2018, với chiến lược trọng tâm là tập trung nâng cao hiệu suất tiêu thụ thông qua hệ thống Logistics để tạo thuận lợi nhất cho xuất khẩu và phát triển bền vững”, ông Đạt nói.
Sau hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực xi măng, Tập đoàn Xi măng The Vissai đã đạt sản lượng xuất khẩu lên tới 20 triệu tấn. Trong thời gian tới, mục tiêu của The Vissai phấn đấu là chủ lực của ngành xi măng về xuất khẩu.

-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel -
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn