-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
Mới thực hiện 4/9 nội dung
Cuối tháng 9/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kết luận kiểm tra số 08/KL-BTTTT về việc kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam. Kết luận đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của TikTok tại Việt Nam và TikTok cũng cam kết tuân thủ thực hiện các nội dung này.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, đến thời điểm hiện nay, Bộ đã nhận được phản hồi ban đầu của TikTok bên Singapore. Theo đó, nền tảng này đã thực hiện 4 nội dung trong kết luận thanh tra từ tháng 10/2023.
Cụ thể, TikTok đã tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em; các vấn đề liên quan bản quyền (trong đó, một số nội dung TikTok đã triển khai, một số nội dung đang tiếp tục triển khai như bổ sung đầu mối giải quyết vấn đề bản quyền, rút ngắn thời gian giải quyết...); các vấn đề phối hợp thực hiện truyền thông chính sách với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cùng với đó, TikTok đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai các chiến dịch truyền thông để nâng cao ứng xử người dùng trên mạng thông qua các chiến dịch mà Bộ phát động, kêu gọi các nhà sáng tạo nội dung tham gia quảng bá và lan tỏa nội dung, kêu gọi người dùng trên mạng chống lại tin giả.
Có 3 nội dung TikTok đang triển khai và trao đổi, thảo luận với Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai hiệu quả. Đó là ngăn chặn nội dung vi phạm pháp luật; nâng cấp công cụ tìm kiếm rà quét hiệu quả hơn cho Bộ; cải thiện hệ thống hiện diện nội dung, nhất là hình thức livestream. Thời gian qua, TikTok đã xử lý các thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông đạt 94-95%.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng cho biết, có 2 vấn đề TikTok chưa chấp thuận triển khai. Đó là ủy quyền cho pháp nhân tại Việt Nam để thực hiện quản lý và xử lý các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan quản lý của Việt Nam. TikTok đưa ra lý do là, quy định pháp luật chưa có nên chưa có cơ sở thực hiện. Nội dung thứ 2 là có thỏa thuận với cơ quan báo chí về triển khai các bản quyền các nội dung báo chí đưa lên TikTok.
Với 2 nội dung trên, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục đàm phán để yêu cầu TikTok phải thực hiện nghiêm túc. Tiktok đã thành lập công ty và có văn phòng đại diện tại Việt Nam, có bộ phận nhân sự hàng trăm người đánh giá các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam và chuyển về Tiktok Singapore để ngăn chặn, gỡ bỏ, nhưng không có quyền xử lý trực tiếp các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, gây ra chậm trễ…
Quyết liệt với livestream lừa đảo
Liên quan đến hiện tượng mua bán livestream lừa đảo trên TikTok, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền khẳng định, thực trạng mua bán livestream, dịch vụ cờ bạc… là những hành vi vi phạm pháp luật. Bộ Thông tin và Truyền thông luôn nhất quán, kiên định với lập trường tăng cường quản lý, làm trong sạch không gian mạng. Bất cứ thông tin nào vi phạm pháp luật Việt Nam trên không gian mạng đều được xử lý theo đúng quy định.
Khi phát hiện các hành vi này, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu TikTok nói riêng và các doanh nghiệp, các nền tảng khác đều phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ dịch vụ này. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Bộ sẽ chuyển cơ quan công an điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Với tình trạng bán hàng giả, không rõ nguồn gốc dịp cuối năm tăng cao và bán công khai trên nền tảng TikTok, đại diện Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho rằng, việc quản lý hàng giả, hàng nhái thuộc trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông với vai trò quản lý chuyên ngành thương mại điện tử trên môi trường mạng.
Thời gian qua, các nền tảng xuyên biên giới khi cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với Bộ Công thương. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương trong trường hợp Bộ Công thương phát hiện các nền tảng vi phạm mà yêu cầu xử lý bằng các biện pháp hành chính. Các biện pháp khác không đủ răn đe thì có thể yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông ngăn chặn các dịch vụ này trên môi trường mạng.
Được biết, từ đầu năm đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu Facebook ngăn chặn và gỡ bỏ 107 hội nhóm (có nhiều nội dung độc hại với trẻ em như khuyến khích tự tử, hình ảnh đồi trụy, phản cảm; kêu gọi lừa đảo, cướp ngân hàng, hướng dẫn trốn nợ;...).
-
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
iPhone 17 Air: Hành trình chạm tới độ mỏng đỉnh cao -
Bất ngờ mất điện diện rộng mà đèn vẫn sáng, máy tính vẫn chạy nhờ thiết bị này -
Apple phát hành iOS 18.1.1: Giải pháp cho các sự cố trên iPhone -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone -
Âm thanh lạ phát ra từ iPhone khiến người dùng hoang mang -
Unitel muốn trở thành tập đoàn kinh tế lớn nhất tại Lào, tiên phong chuyển đổi số cho Chính phủ và người dân
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025