-
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường -
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu năm 2025 -
Xuất khẩu sang Anh quốc đạt 7,55 tỷ USD trong năm 2024
Bình Thuận là địa bàn có diện tích sản xuất thanh long lớn nhất so với cả nước đạt trên 26.500 ha, sản lượng thu hoạch trên 500 ngàn tấn/ năm.
Trong đó, hơn 10.000 ha thanh long được cấp chứng nhận VietGap; gần 1500 ha thanh long đã được xác nhận mã số vùng trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Hoa Kỳ, 262 ha thanh long được cấp chứng nhận GlobalGap...
Bình Thuận đã ký thỏa thuận tiêu thụ thanh long với nhiều tỉnh, thành phố, nhà bán lẻ và doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc. |
Gần 80% sản lượng thanh long Bình Thuận tập trung cho xuất khẩu, nhưng xuất khẩu chính ngạch chỉ khoảng 2 - 3%, còn lại được vận chuyển ra các tỉnh biên giới phía Bắc để tiêu thụ theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc.
Thị trường nội địa tiêu thụ 15 - 20% sản lượng và hoạt động mua bán thanh long do các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, đóng gói, thương lái kinh doanh thanh long thực hiện thông qua các kênh phân phối như chợ đầu mối, hệ thống các siêu thị, cửa hàng bán lẻ… ở khắp các tỉnh, thành phố trong nước.
Ông Lương Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, khó khăn lớn nhất đối với trái thanh long Bình Thuận hiện nay là đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Long của Bình Thuận chỉ có quy mô vừa và nhỏ, thiếu kinh phí tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa người trồng và doanh nghiệp thu mua chưa chặt chẽ khiến giá cả không ổn định. Hiện các vùng trồng theo tiêu chuẩn GlobalGap có giá thành sản xuất cao nhưng giá thu mua thất thường làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người trồng...
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị cho trái thanh long, các tỉnh thành nói chung và Bình Thuận nói riêng đang tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, doanh nghiệp nước ngoài tham gia chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Mục tiêu là xúc tiến các hoạt động mở rộng tiêu thụ nội địa ở các địa bàn lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các địa phương có dung lượng thị trường lớn.
Ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, mỗi năm, TP.Hồ Chí Minh hỗ trợ tiêu thụ từ 30 - 32 ngàn tấn thanh long cho các địa phương. Thời gian tới, Sở Công thương Thành phố tiếp tục thực hiện các chương trình kết nối cung cầu và hỗ trợ tiêu thụ đối với trái cây này.
Thống kê cho thấy, 9 tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp của tỉnh Bình Thuận đã xuất khẩu chính ngạch 6.185 tấn thanh long đạt kim ngạch 4,39 triệu USD, giảm 19,12% về lượng và giảm 18,38% về giá trị so với 9 tháng năm 2015.
Cơ hội để trái thanh long xuất khẩu sang một số thị trường khó tính vẫn đang tiếp tục được mở ra. Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Australia, Bộ Nông nghiệp và Thuỷ lợi nước này đã hoàn thành báo cáo dự thảo đánh giá về quả thanh long tươi của Việt Nam đang có kế hoạch xuất khẩu vào thị trường Australia.
Theo kế hoạch, quy trình đánh giá rủi ro cho quả thanh long tươi Việt Nam sẽ được Chính phủ Australia hoàn thành vào cuối năm nay.
Nếu được cấp phép, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm hiện nay được cấp phép nhập khẩu thanh long vào thị trường Australia.
Trước đó, thanh long Việt Nam đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, với những yêu cầu nghiêm ngặt về chiếu xạ từ các thị trường nhập khẩu đòi hỏi tiêu chuẩn cao, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn khó đáp ứng, chưa kể, chi phí vận chuyển đối với các loại trái cây tươi cao hơn các nước trong khu vực cũng là một hạn chế cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
-
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xăng tăng giá lần thứ 3 liên tiếp từ đầu năm 2025 -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường -
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết -
Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu năm 2025 -
Doanh nghiệp tăng nguồn cung hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ 5-20%
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land