-
Đề nghị tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 16/1: Cứu sống bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng -
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025 -
Nhiều bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, lọc máu vì viêm phổi -
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế
Số ca mắc tại các ổ dịch giảm hai ngày liên tiếp
Tính từ 6h đến 18h ngày 5/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.301 ca nhiễm mới, trong đó có 3 ca nhập cảnh và 3.298 ca trong nước.
Như vậy, trong ngày 5/8, nước ta ghi nhận 7.244 ca nhiễm mới gồm 5 ca nhập cảnh và 7.239 ca trong nước (giảm 379 ca so với ngày 4/8).
Tính đến chiều ngày 5/8, Việt Nam có 185.057 ca nhiễm, trong đó có 2.334 ca nhập cảnh và 182.723 ca mắc trong nước. Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 181.153 ca, 55.266 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Về tình hình điều trị, chiều nay, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận thêm 393 ca tử vong (2328-2720) tại 16 tỉnh, thành phố.
***
Tại Hà Nội, theo thông tin mới nhất từ Sở Y tế Hà Nội chiều tối 5/8, thành phố có thêm 24 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 liên quan một số ổ dịch.
Như vậy, trong ngày 5/8, Thành phố có 71 người nhiễm virus. Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 1.538 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Ngoài ra, 190 trường hợp liên quan các ổ dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K trên địa bàn cũng được Bộ Y tế công bố trước đó.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, các chùm lây nhiễm mới phát hiện từ ngày 5/7 đến nay đã có tổng cộng 1.269 trường hợp dương tính với virus.
Thông qua tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc người có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng mới đây, Thành phố đã phát hiện thêm 567 trường hợp nhiễm Covid-19.
Ưu tiên tiêm vắc-xin cho TP.HCM
Xét đề nghị của UBND TP.HCM và báo cáo của Bộ Y tế về việc phân bổ vắc-xin phòng Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý với việc tiếp tục ưu tiên vắc-xin cho địa phương có dịch đang diễn biến phức tạp nhất.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục ưu tiên cấp tiếp vắc-xin phòng Covid-19 cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam; xây dựng phương án phân bổ với các lô vắc-xin tiếp theo.
Theo yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ, Bộ Y tế phải báo cáo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho ý kiến trước khi phân bổ.
Đồng thời, Bộ Y tế hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19, kịp thời cập nhật tình hình thực hiện.
Theo văn bản số 5256 của Văn phòng Chính phủ ngày 1/8, để tổ chức tiêm vắc-xin phòng đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất với khu vực TP.HCM (bao gồm TP.HCM và một số địa bàn giáp ranh thuộc các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu UBND TP.HCM và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An chủ động phối hợp với Bộ Y tế để điều chỉnh quy trình tiêm vắc-xin cho phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn dịch bệnh trên địa bàn.
Cùng với đó, xây dựng kế hoạch tiêm và thông báo cho Bộ Y tế nhu cầu vắc-xin theo kế hoạch tiêm.
Bộ Y tế phân bổ vắc-xin bảo đảm tiến độ tiêm theo đề nghị của UBND TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng.
Không phân biệt công - tư trong tiêm vắc-xin
Cùng ngày, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ra chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc phân bổ, tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng, bảo đảm không phân biệt giữa lực lượng y tế công - tư.
Chỉ đạo này xuất phát từ đề xuất của Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam về việc ưu tiên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho lực lượng y tế tư nhân tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch.
Theo Hiệp hội này, đã có nhiều cơ sở y tế tư nhân trên cả nước cử hàng trăm nhân viên y tế tình nguyện đăng ký tham gia vào tuyến đầu chống dịch. Đặc biệt, tại TP.HCM đã có nhiều bệnh viện tư nhân, phòng khám tư nhân đăng ký tham gia đồng hành với hệ thống bệnh viện công lập thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống Covid-19 hiệu quả.
Tuy nhiên, theo phản ánh của các đơn vị hội viên, hiện nay hầu hết lực lượng y, bác sĩ của các đơn vị y tế tư nhân đăng ký tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch mới chỉ được tiêm mũi 1 vắc-xin phòng Covid-19, có trường hợp chưa được tiêm vắc-xin. Vì vậy, có tâm lý e ngại, lo sợ không đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia phòng, chống dịch.
Vì vậy, Hiệp hội đề nghị ưu tiên phân bổ đủ số lượng vắc-xin cho các đơn vị y tế tư nhân, đặc biệt là đội ngũ y, bác sĩ đăng ký tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch tại các địa phương.
300 nhân viên y tế VNVC tham gia chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 tại Bình Dương
Được biết, từ ngày 5/8 đến 8/8, Bình Dương thực hiện tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho 300.000 công nhân, người dân trên địa bàn tỉnh từ nguồn vắc-xin được phân bổ từ Chính phủ.
Để đảm bảo cho việc tiêm chủng đúng tiến độ, Hệ thống tiêm chủng VNVC huy động gần 60 đội tiêm, với 300 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên hỗ trợ (quản lý, quản lý chất lượng, kho vận, chăm sóc khách hàng, IT...) từ nhiều địa phương, nhiều trung tâm VNVC, bao gồm cả lực lượng dự bị của VNVC tham gia chiến dịch.
Toàn bộ lực lượng y tế của VNCV tham gia chiến dịch lần này đều đã tiêm 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19, được xét nghiệm âm tính với Covid-19 và đều có trình độ chuyên môn theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đặc biệt, đây cũng là những đội tiêm tinh nhuệ, giàu kinh nghiệm tiêm chủng cho hàng triệu khách hàng tại các trung tâm VNVC và kinh nghiệm trong việc tiêm chủng vắc-xin Covid-19, phần lớn đã tham gia chiến dịch tiêm chủng thần tốc lần thứ 3 tại TPHCM - chiến dịch mà VNVC đã đóng góp 100 đội với 500 người.
Tại Bình Dương, VNVC phụ trách tiêm chủng tại thành phố Thuận An và thành phố Dĩ An cho 50.000 người, bao gồm công nhân ở các khu công nghiệp và người dân trong các khu dân cư trên địa bàn. Theo kế hoạch trong 4 ngày, Tỉnh sẽ hoàn tất tiêm vắc-xin Covid-19 cho 300.000 người.
Về quy trình phối hợp, Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương (CDC) sẽ tổ chức chiến dịch tiêm chủng, cấp phát vắc-xin, giám sát năng lực chuyên môn và tiến độ tiêm chủng.
VNVC sẽ nhận vắc-xin từ CDC Bình Dương mang về các kho lạnh đạt chuẩn GSP đặt tại các Trung tâm VNVC ở Bình Dương để bảo quản, cấp phát mỗi ngày cho các điểm tiêm do CDC Bình Dương chỉ định.
Về chi phí tiêm chủng cho 50.000 người này, VNVC nhận tài trợ từ Công ty cổ phần Đầu tư Thái Bình (TBS Group) - một doanh nghiệp có nhà máy trên địa bàn Bình Dương.
Chi phí tiêm được tài trợ là 150.000 đồng/người, bao gồm toàn bộ vật tư y tế, vật tư tiêu hao, công khám sàng lọc, tiêm, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm, dịch vụ hỗ trợ khách hàng, tài liệu hướng dẫn chăm sóc sau tiêm chủng...
Hà Nội tìm người tới Siêu thị Vinmart B2-R2 khu đô thị Royal City
Trưa 5/8, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 quận Thanh Xuân thông báo tìm người đã đến Siêu thị Vinmart B2-R2 khu đô thị Royal City (phường Thượng Đình).
Theo đó, Hà Nội tìm người tới siêu thị này trong khoảng thời gian ngày 26/7/2021: Từ 06h00 đến 12h00, vị trí cửa ra F4.
Ngày 27/7/2021, từ 12h00 đến 14h00, vị trí cửa ra F4; ngày 29/7/2021, từ 09h00 đến 11h00; 11h30 đến 14h00, tại dàn thu ngân; ngày 30/7/2021, từ 09h00 đến 12h00; 12h30 đến 14h00, tại vị trí cửa ra F4; ngày 1/8/2021, từ 16h30 đến 18h00, tại vị trí cửa ra F4.
Tất cả những người từng đến địa điểm đã nêu trong khoảng thời gian trên tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân (02485823468) hoặc gọi điện thoại đến CDC Hà Nội (0969082115, 0949396115).
***
Liên quan đến tình hình dịch trên địa bàn, trưa 5/8, Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 26 ca mắc mới, trong đó 19 ca tại cộng đồng, 7 ca tại khu cách ly. Hiện ngành chức năng đang tiếp tục điều tra, truy vết các trường hợp liên quan để khoanh vùng, dập dịch.
Trước đó, sáng 5/8, Hà Nội cũng công bố ghi nhận 21 ca dương tính mới trong đó, 7 ca tại cộng đồng, 14 ca tại khu cách ly.
Như vậy, cộng dồn số mắc trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1.514 ca nhiễm, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 912 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 602 ca.
Hơn 300 y, bác sĩ Bệnh viện Việt Đức và hàng trăm thiết bị y tế tiếp sức TP.HCM
Ngày 5/8, hơn 300 y, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ vào TP.HCM để làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 của Bộ Y tế thiết lập trên cơ sở Bệnh viện Dã chiến số 13 tại TP.HCM, phục vụ điều trị bệnh nhân nặng.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đội quân chi viện cho TP.HCM lần này là những bác sĩ chuyên ngành hồi sức, gây mê, ngoại khoa và điều dưỡng, có khả năng thiết lập, vận hành thở máy để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Trước giờ lên đường, tất cả các thầy thuốc đã chuẩn bị tinh thần, sẵn sàng chạy đua với thời gian, chung sức, đồng lòng tham gia chống dịch, cứu chữa người bệnh Covid-19 nặng và rất nặng tại TP.HCM.
Rạng sáng nay, hàng trăm thiết bị y tế của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng đã đến ga Sài Gòn.
PGS.TS. Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang điều hành thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 của Bệnh viện tại TP.HCM cho biết, sau khi các trang thiết bị này được đưa về trung tâm, các chuyên gia, kỹ sư của Bệnh viện cùng các bên liên quan nhanh chóng phân chia và lắp đặt.
Trước đó, đoàn công tác của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức do GS.TS.Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện, cùng các chuyên gia về hồi sức, gây mê, kỹ sư có chuyên môn về thiết lập hệ thống điều trị hồi sức đã có mặt tại TP.HCM để khảo sát trực tiếp hạ tầng Bệnh viện Dã chiến số 13.
Ngay sau đó, đoàn công tác do PGS.TS. Đồng Văn Hệ cũng đã vào TP.HCM và đang cùng các chuyên gia của Bệnh viện, các bên liên quan của TP.HCM nhanh chóng thiết lập, lắp đặt trang thiết bị để sớm hoàn thiện Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 của Bộ Y tế đặt tại Bệnh viện này.
TPHCM: Phải tiêm hết vắc-xin Pfizer và Moderna trước 8/8
Để đảm bảo chất lượng của vắc-xin, Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo các đơn vị tiêm chủng phải nhanh chóng tiêm hết số lượng Pfizer và Moderna đã được cấp phát trước ngày 8/8. Chiến dịch tiêm chủng trên địa bàn Thành phố đang được đẩy nhanh tiến độ để sớm đạt miễn dịch cộng đồng.
TP.HCM được Bộ Y tế cấp vắc-xin Pfizer (đợt 8 ngày 12/7) với gần 55.000 liều, vắc-xin Moderna (đợt 11 ngày 12/7) với 235.200 liều.
Ngày 3/8, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã ký văn bản khẩn gửi đến UBND, trung tâm y tế, phòng y tế Thành phố Thủ Đức và các quận huyện; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố; các bệnh viện trực thuộc bộ, ngành, công lập và ngoài công lập về việc khẩn trương tiêm vắc-xin của Pfizer và Moderna.
Theo đó, thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 về tổ chức tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 đợt 5 tại TP.HCM, Sở Y tế đã phân bổ vắc-xin của Pfizer và Moderna đến các đơn vị để tiêm cho các nhóm đối tượng theo quy định.
Căn cứ quyết định của Bộ Y tế về việc phân bổ vắc-xin phòng Covid-19 BNTI62b2 (Cominaty) đợt 8 và vắc-xin phòng Covid-19 Spikevax (Covid-19 vắc-xin Moderna) đợt 11 thì vắc-xin được bảo quản ở nhiệt độ 2 đến 8 độ C phải sử dụng hết trong vòng tối đa 30 ngày.
Để đảm bảo sử dụng hiệu quả và chất lượng số vắc-xin được Bộ Y tế phân bổ, Sở Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương tổ chức tiêm toàn bộ vắc-xin của Pfizer và Moderna đã được cấp phát cho đơn vị trước ngày 8/8.
Đến nay, TP.HCM đã được Bộ Y tế cấp hơn 2,5 triệu liều vắc-xin Covid-19. Trong đó, vắc-xin AstraZeneca gần 1,9 triệu liều; vắc-xin Pfizer gần 55.000 liều và vắc-xin Moderna hơn 571.000 liều.
Tính đến sáng 5/8, số lượt tiêm vắc-xin Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong đợt 5 và đầu đợt 6 đã đạt 1.430.828 liều. Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn tất chích ngừa cho khoảng 70% dân số trên 18 tuổi, đạt miễn dịch cộng đồng trong tháng 8/2021.
Trung bình có 3.000 - 4.000 bệnh nhân được xuất viện
Tính từ 18h30 ngày 4/8 đến 6h ngày 5/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.943 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 3.941 ca ghi nhận trong nước (giảm 326 ca so với sáng 4/8).
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước tạm ngưng việc triển khai mũi vắc-xin thứ ba để dành nguồn cung cho các nước có tỉ lệ tiêm chủng còn thấp. |
Về tình hình điều trị, tổng số ca được điều trị khỏi: 54.332. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 470 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21 ca.
Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, Thành phố hiện có 30 ổ dịch Covid-19 đang diễn tiến tại chợ (3); khu dân cư (24); công ty, khu công nghiệp (2) và cơ sở y tế (1). Qua điều tra, truy vết, các ổ dịch đều được khoanh vùng và giám sát chặt.
Ổ dịch tại chợ tại chợ Cầu Muối (phường Cầu Ông Lãnh, quận 7) phát sinh ngày 10/7. Ngày cuối cùng ghi nhận ca dương tính là 2/8 với 13 ca trong khu phong tỏa. Tổng cộng số lượng người dương tính là 376. Các tuyến đường xung quanh chợ đã được phong tỏa.
Số ca bệnh nặng tại Thành phố là hơn 1.000 người và 15 bệnh nhân phải can thiệp ECMO. Tín hiệu đáng mừng là số bệnh nhân khỏi Covid-19 trong vòng hơn một tuần gần đây tăng liên tục, trung bình mỗi ngày từ 3.000-4.000 người.
***
Trong ngày, 263.272 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 7.553.318 liều (mũi 1: 6.774.332 liều, mũi 2: 778.986 liều).
***
Trước tình hình dịch còn phức tạp, song song với việc hướng dẫn cơ sở y tế thực hiện phân tầng điều trị theo tình trạng bệnh nhân, Bộ Y tế đã thành lập nhiều trung tâm ICU tại phía Nam do các bệnh viện tuyến trung ương đảm nhiệm.
Các chuyên gia hàng đầu được tăng cường giúp địa phương chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 hiệu quả. Tại TP.HCM, Bộ Y tế đã chỉ đạo thành lập 5 trung tâm hồi sức với công suất 2.700 giường ICU. Hà Nội cũng đang gấp rút xây dựng Trung tâm ICU và chuẩn bị cơ số giường cấp cứu, dự kiến sẽ hoàn thành ngay tới đây.
Để chống dịch, trong văn bản khẩn gửi các cơ sở y tế điều trị Covid-19 và UBND quận, huyện do Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng ký, cơ quan này đã có hướng dẫn chi tiết về việc triển khai quản lý sức khỏe người nhiễm SARS-CoV-2 cách ly tại nhà.
Theo Sở Y tế TP.HCM, khi người nhiễm SARS-CoV-2 cách ly tại nhà, trạm y tế phường, xã, thị trấn sẽ có trách nhiệm theo dõi tình hình sức khỏe hàng ngày qua tài khoản quản trị của phần mềm.
Khi nhận cuộc gọi của người dân trên địa bàn, Tổ phản ứng nhanh phải đánh giá ngay mức nguy cơ dựa vào triệu chứng qua khai báo của người gọi (khó thở, tím tải, lơ mơ...) để quyết định đưa xe vận chuyển đến tận nhà người dân. Trên xe đảm bảo có bình oxy, dụng cụ thở oxy (mask, cannula...), máy đo SpO2 (máy đo nồng độ oxy trong máu).
Còn tại Hà Nội, theo thông báo của Sở Y tế Hà Nội, từ 18h ngày 4/8 đến 6h ngày 5/8 ghi nhận 21 ca mắc mới, trong đó 7 ca tại cộng đồng, 14 ca tại khu cách ly.
Các ca bệnh phân bố theo chùm ho, sốt thứ phát (12), Hồ Chí Minh (1), Bắc Giang tại công ty SEI (5), B6 Trại Găng, Hai Bà Trưng (1), Tân Mai, Hoàng Mai (1), Nhà thuốc 95 Láng Hạ (1).
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 1.488 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 893 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 595 ca.
Với gần 200 triệu người mắc Covid-19, WHO đang rất lo ngại về những người có thể vẫn đang phải chịu đựng các triệu chứng kéo dài của căn bệnh.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước tạm ngưng việc triển khai mũi vắc-xin thứ ba để dành nguồn cung cho các nước có tỉ lệ tiêm chủng còn thấp.
Ông Tedros cho biết hơn 4 tỉ liều vắc-xin ngừa Covid-19 đã được triển khai trên toàn cầu, song hơn 80% số vaccine này do các quốc gia có thu nhập cao hoặc trung bình-cao sử dụng, trong khi nhóm các nước này chỉ chiếm chưa tới một nửa dân số toàn cầu.
Các nước giàu đã triển khai trung bình 100 liều vắc-xin cho 100 dân, trong khi tỉ lệ này ở các nước có thu nhập thấp chỉ là 1,5 liều vắc-xin trên 100 dân.
WHO liên tục nhắc lại rằng chưa có bằng chứng khoa học về việc tiêm mũi vắc-xin thứ ba sẽ giúp tăng cường miễn dịch phòng ngừa Covid-19. Thay vào đó, cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước giàu hành động mạnh mẽ hơn để hỗ trợ các nước đang phát triển tiếp cận nguồn cung vắc-xin.
WHO nhấn mạnh rằng chỉ khi tất cả mọi người đều được bảo vệ trước Covid-19, thế giới mới an toàn vì tồn tại nguy cơ lây nhiễm ở nhóm người chưa được tiêm chủng, có thể dẫn tới sự xuất hiện của các biến thể mới nguy hiểm hơn làm phức tạp thêm cuộc chiến chống Covid-19 toàn cầu.
Nhiều chuyên gia khác cũng chung quan điểm cho rằng nếu sự chênh lệch quá lớn về độ bao phủ vắc-xin giữa các nước giàu và các nước nghèo vẫn còn thì “đơn giản là chúng ta sẽ không thể đạt được” mục tiêu chấm dứt đại dịch.
-
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025 -
Nhiều bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, lọc máu vì viêm phổi -
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế -
Cẩn trọng với mỹ phẩm chứa corticoid -
Đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm không đạt chất lượng -
Tin mới y tế ngày 15/1: Cảnh báo ung thư trung thất qua hai ca bệnh và lời khuyên từ bác sỹ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/1 -
2 Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
3 Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
4 Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
5 Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ