
-
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
-
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce
-
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng -
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi
Trước đó, thông tin cũng được đưa ra từ Vụ trưởng Vụ tín dụng (NHNN) tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản toàn ngành ngân hàng cả năm 2019 ở mức 8,8%.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm nay giảm nên tín dụng bất động sản cũng khó tăng. Tín dụng toàn ngành ngân hàng được ông Hùng cho biết, đến ngày 16/6 tăng 2,13% so đầu năm, giảm một nửa so với năm ngoái.
Theo ông Hùng, sở dĩ tín dụng tín dụng bất động sản vẫn tăng trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 là do tiến độ giải ngân cho khách hàng mua nhà vẫn theo tiến độ của những dự án đã triển khai. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở lĩnh vực này tương đối thấp.
Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, NHNN cho biết, tạm tính đến cuối tháng 3/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dư nợ các lĩnh vực ưu tiên không tăng cao như cùng kỳ năm trước.
Riêng dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của hệ thống, tập trung chủ yếu vào dư nợ phục vụ mục đích tự sử dụng (khách hàng vay mua nhà để ở...).
Cụ thể, đến cuối tháng 3/2020, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm ngoái và chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng.
Trong đó, dư nợ phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm khoảng 62,43% tổng dư nợ cho vay bất động sản. Ðiều này cho thấy, tín dụng vẫn chảy vào bất động sản, cho dù ngành ngân hàng đang thực hiện lộ trình “siết” tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cũng cho hay, tín dụng bất động sản trong gần 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng khoảng 1% so với đầu năm, chiếm 12,8% trong tổng dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn.
Tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn đến 30/6/2020 (số liệu dự ước) đạt 2.354.000 tỷ đồng, tăng 2,52% so với cuối năm 2019 và tăng 8,39% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đợt dịch vừa qua, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoReA) có văn bản kiến nghị Chính phủ hoàn thiện chính sách, pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, điều này rất khó trong bối cảnh các ngân hàng đang phải tập trung hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng cho biết, ngành ngân hàng tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng để hạn chế rủi ro với lĩnh vực bất động sản, nhất là dự án phân khúc cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, hướng dòng vốn vào nhu cầu thực.
Các ngân hàng chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi, bảo đảm tính pháp lý, khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.
Chính sách hạn chế tín dụng vào lĩnh vực bất động sản được NHNN triển khai trong thời gian qua nhằm hạn chế rủi ro cho ngành ngân hàng. Theo đó, dòng vốn vào lĩnh vực này chủ yếu phục vụ nhu cầu vay mua, hoặc xây sửa nhà (dưới danh nghĩa cho vay tiêu dùng cá nhân), hạn chế cấp tín dụng với các chủ đầu tư.
Mới đây, NHNN đã đưa ra Dự thảo Thông tư quy định về việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các nhà băng. Theo lý giải của NHNN, thời gian qua, một số ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp nhằm cơ cấu lại nợ. Ðiều này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi doanh nghiệp tiếp tục gặp khó và không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn, dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để tiếp tục cơ cấu lại nợ.
Vì vậy, Dự thảo Thông tư mới quy định ngân hàng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ.
Theo đó, khi một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích cơ cấu lại khoản nợ thì ngân hàng cũng không được mua.
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ khi mua theo phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt.
Các ngân hàng cũng không được mua trái phiếu của doanh nghiệp có nợ xấu phát sinh trong một năm.
Ðiều này nhằm tránh tình trạng ngân hàng có nợ xấu cao nhưng vẫn mua bán trái phiếu doanh nghiệp, nâng cao chất lượng tín dụng, nhất là ở lĩnh vực có rủi ro cao là bất động sản.

-
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng -
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025 -
Nam A Bank cho vay chuỗi cung ứng thủy sản lãi suất chỉ từ 3,25%/năm -
Agribank công bố báo cáo tài chính: Giữ vững thị phần top đầu, nợ xấu giảm, bao phủ nợ xấu tăng -
Vietbank sẽ chuyển sàn niêm yết trong năm 2025-2026 -
Vàng quốc tế giảm nhiệt sau lập đỉnh lịch sử, giá SJC vẫn neo 102 triệu đồng
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn