
-
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi
-
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025
-
Nam A Bank cho vay chuỗi cung ứng thủy sản lãi suất chỉ từ 3,25%/năm
-
Agribank công bố báo cáo tài chính: Giữ vững thị phần top đầu, nợ xấu giảm, bao phủ nợ xấu tăng
-
Vietbank sẽ chuyển sàn niêm yết trong năm 2025-2026 -
Vàng quốc tế giảm nhiệt sau lập đỉnh lịch sử, giá SJC vẫn neo 102 triệu đồng
![]() |
Tại Vietcombank, dư nợ cho vay trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 783.757 tỷ đồng. |
Tín dụng tăng dần
Dư nợ cho vay khách hàng của Vietcombank trong 9 tháng tăng 6,7%, đạt 783.757 tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng tăng 5,7%, đạt 981.492 tỷ đồng. Tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của Vietcombank đạt hơn 1,18 triệu tỷ đồng, giảm 2,79% so với đầu năm chủ yếu do Ngân hàng giảm cho vay trên thị trường liên ngân hàng.
VPBank ghi nhận tăng trưởng tín dụng hợp nhất đạt 16,5% đến hết tháng 9/2020, trong đó ngân hàng riêng lẻ đạt 19,34% - gấp hơn 2 lần tăng trưởng bình quân của ngành. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất dưới 3%, trong đó riêng nợ xấu tại ngân hàng riêng lẻ giảm từ mức 2,18% cuối năm 2019 xuống còn 2,01%.
Trong khi đó, tính đến ngày 30/9/2020, tổng tài sản của Sacombank tăng 7%, với 485.213 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng tăng 8,2%, đạt 320.215 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng giảm 5,6%, còn 428.213 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng của TPBank trên 124.000 tỷ đồng, nằm trong giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Cho vay khách hàng tại VIB đạt gần 150.000 tỷ đồng, tăng 15,3% so với đầu năm nay, là mức tăng trưởng cao so với các ngân hàng khác.
Theo bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank, những tháng cuối năm, cầu tín dụng sẽ cải thiện trong mùa kinh doanh cao điểm. Hiện tăng trưởng dư nợ tại Ngân hàng có chiều hướng tăng dần, nhất là trong bối cảnh lãi suất huy động giảm, Sacombank có thêm điều kiện giảm lãi suất cho vay ra.
Thông tin từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết, sau 2 quý tăng trưởng thấp và rất chậm, số liệu cập nhật đến ngày 30/9/2020 cho thấy, tăng trưởng tín dụng của cả nền kinh tế có những dấu hiệu khởi sắc, tích cực. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã hồi phục dần từ tháng 7, với tốc độ tăng trưởng đạt 4,03%, tháng 8 tăng 4,75% và đến ngày 30/9/2020, đã tăng 6,09% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,4%).
Tác động tích cực
Tín dụng cải thiện đã tác động tích cực lên lợi nhuận của các ngân hàng trong 9 tháng. Cụ thể, VPBank lãi trước thuế gần 9.400 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch cả năm. Sacombank lãi trước thuế hơn 2.300 tỷ đồng, hoàn thành 90% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 4.025 tỷ đồng, tăng 38,1% so với cùng kỳ và đạt gần 90% chỉ tiêu cả năm. Lợi nhuận trước thuế của SeABank đạt 1.132 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ năm trước, đạt 75% kế hoạch cả năm.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Saigonbank đạt 177 tỷ đồng, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng vượt 36% chỉ tiêu đưa ra cho năm nay; thu nhập từ lãi thuần đạt 446 tỷ đồng, giảm 15,4% và chiếm gần 80% tổng thu nhập hoạt động chung. Trong khi đó, 9 tháng đầu năm nay, TPBank đạt 3.024 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 25,78% so với cùng kỳ và tương đương 74,33% kế hoạch cả năm nay.
Tuy vậy, áp lực dự phòng vẫn gia tăng khiến lợi nhuận một số nhà băng giảm. Cụ thể, tại Vietcombank, lợi nhuận trước thuế quý III/2020 sụt giảm 22% so với cùng kỳ, chỉ đạt 4.938 tỷ đồng. Nguyên nhân do thu nhập hoạt động sụt giảm trong khi chi phí hoạt động và chi phí dự phòng đều tăng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 15.965 tỷ đồng, giảm 9,35% so với cùng kỳ. Lãi ròng 9 tháng đạt 12.779 tỷ đồng, giảm 9,5%. Dự phòng rủi ro tăng mạnh 34,7%, lên 2.024 tỷ đồng, “ăn mòn” 29% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng này.
9 tháng đầu năm nay, Sacombank đạt tăng trưởng cho vay khách hàng 8,2%, thu nhập lãi thuần tăng 15%. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.300 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Do chi phí dự phòng rủi ro trong quý III/2020 của Sacombank tăng mạnh gần 70%, lên 2.853 tỷ đồng, nên các chỉ tiêu lợi nhuận trước và sau thuế của Ngân hàng đều giảm.
Quý III/2020, lợi nhuận của Kienlongbank giảm do tăng dự phòng khoản nợ thế chấp bằng cổ phiếu STB của Sacombank. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước và sau thuế của Kienlongbank giảm 39% và 38%, chỉ còn gần 145 tỷ đồng và gần 116 tỷ đồng.
Kienlongbank đã nhận được đầy đủ hợp đồng ủy quyền có công chứng từ khách hàng vay và chủ sở hữu tài sản về việc đồng ý cho thực hiện chào bán tài sản bảo đảm là cổ phiếu STB để thu hồi nợ trong năm 2020. Vì vậy, theo lãnh đạo nhà băng này, việc xử lý xong khoản nợ trên sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận năm 2020 của Kienlongbank (mục tiêu ở mức 750 tỷ đồng trước thuế).

-
Vàng quốc tế giảm nhiệt sau lập đỉnh lịch sử, giá SJC vẫn neo 102 triệu đồng -
Chờ thương vụ M&A tỷ USD đình đám trong mùa đại hội đồng cổ đông -
MSB, SeABank muốn mua lại công ty chứng khoán trong năm nay -
Tín dụng toàn hệ thống tăng gần 2%, ra mắt Ngân hàng Nhà nước khu vực 12 -
Những ngân hàng đầu tiên công bố lợi nhuận quý I/2025 -
ABBank tham vọng lợi nhuận trước thuế tăng 131% trong năm 2025, chưa chia cổ tức -
Kinh doanh vàng đem lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng thương mại nhà nước
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower