-
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương khủng; Lãi vay gói 120.000 tỷ đồng sắp giảm thêm -
Ngân hàng Nhà nước: Có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% -
Cử tri nhiều tỉnh, thành đồng loạt kiến nghị về quản lý thị trường vàng -
Standard Chartered Việt Nam bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên -
Ngư dân bể nợ vì tàu 67, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà
Nguồn vốn tín dụng chính sách tại tỉnh Lào Cai đã giúp gần 112.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo |
Sau 20 năm tiếp nhận bàn giao và tổ chức triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, từ 2 chương trình cho vay nhận bàn giao từ Ngân hàng Phục vụ người nghèo (gồm cho vay hộ nghèo, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm) với tổng dư nợ năm 2002 là 162 tỷ đồng, đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai đã và đang triển khai cho vay 23 chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ.
Tổng doanh số cho vay 20 năm là 10.998 tỷ đồng, với 453.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn; tổng doanh số thu nợ 7.452 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến ngày 31/8/2022 đạt hơn 3.700 tỷ đồng, tăng 3.473 tỷ đồng (16,3 lần) so với năm 2003, với gần 85.000 khách hàng còn dư nợ. Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh đến ngày 31/8/2022 hơn 3,5 tỷ đồng, chiếm 0,1% tổng dư nợ, giảm 0,38% so với năm 2003 (0,47%), trong đó nợ quá hạn 2,4 tỷ đồng, chiếm 0,06% tổng dư nợ.
Chính sách ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay, quy trình, thủ tục vay vốn đơn giản, hộ vay được miễn lệ phí, không phải thế chấp tài sản khi vay vốn đã tạo cơ hội cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ nhanh chóng và thuận lợi. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo tiêu chí cũ còn 5,31% (năm 2021).
Quan trọng hơn, vốn tín dụng chính sách đã góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, tạo tiền đề thuận lợi để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Đặc biệt, sau khi Chính phủ triển khai Nghị quyết 30a về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo, vốn tín dụng ưu đãi còn tập trung vào những nhóm dân cư đặc thù, yếu thế trong xã hội (những người sống ở vùng sâu, vùng cao; người dân tộc thiểu số; người dễ bị tổn thương).
Được biết, nguồn vốn tín dụng chính sách tại tỉnh Lào Cai đã giúp gần 112.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hỗ trợ tạo việc làm và duy trì việc làm cho hơn 150.000 lao động; hơn 22.000 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải chi phí học tập; cho vay hỗ trợ xây dựng, cải tạo hơn 109.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa hơn 7.800 ngôi nhà cho hộ nghèo.
Bên cạnh đó, 241 khách hàng được vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và 8 người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc cho 192 lượt người lao động do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện thực sự là kênh dẫn vốn quan trọng, là “bà đỡ” cho các đối tượng này.
Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã tác động rất lớn đến người dân trên địa bàn, nhất là khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, vùng nghèo, vùng khó khăn, giúp họ thay đổi nhận thức, tập quán trong tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất; đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, từ đó hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.
Phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng, Nhà nước đã đề ra các chủ trương: “Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội; có chính sách phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; chú trọng giải pháp tín dụng chính sách tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững; trợ giúp người nghèo chủ yếu bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn”.
-
Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó -
Cử tri nhiều tỉnh, thành đồng loạt kiến nghị về quản lý thị trường vàng -
Standard Chartered Việt Nam bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên -
Ngư dân bể nợ vì tàu 67, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
Ngân hàng NCB ưu đãi lớn mừng sinh nhật 29 năm -
Chỉ trong 7 ngày, hơn 1 tỷ USD tháo chạy khỏi các quỹ ETF bitcoin
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
3 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
4 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
5 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng