![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/chicong/2025/02/11/suc-ep-bom-tin-dung-ra-nen-kinh-te-agribank-kien-nghi-duoc-bo-sung-von-toi-thieu-10000-ty-dongnam1739247132.png)
-
Sức ép bơm tín dụng ra nền kinh tế, Agribank kiến nghị được bổ sung vốn tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lấy ngân hàng làm đòn bẩy để tạo xung lực mới trong phát triển
-
Vàng tiến sát ngưỡng 3.000 USD/ounce
-
Thủ tướng làm việc với các ngân hàng, bàn giải pháp bơm 2,5 - 3 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế -
Lãi suất cho người trẻ vay mua căn nhà đầu tiên chỉ nên 6-7%/năm
![]() |
Nhờ được cấp room tín dụng sớm, nhiều ngân hàng đã xây dựng kế hoạch tăng tốc tín dụng từ đầu năm. Ảnh: Đức Thanh |
Bơm thêm trên dưới 3 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, trung bình hơn 2% tăng trưởng tín dụng sẽ giúp tăng trưởng 1% GDP. Năm 2025, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng GDP lên đến 10%, thì tăng trưởng tín dụng phải ở mức 18 - 20%, tức năm nay ngành ngân hàng sẽ phải bơm thêm ra nền kinh tế 2,8-3,1 triệu tỷ đồng.
Theo các chuyên gia kinh tế, còn quá sớm để khẳng định GDP năm nay có tăng trưởng được 10%, hay tín dụng năm nay có thể tăng trưởng được 20% hay không. Tuy nhiên, dù tăng trưởng ở mức nào, thì bất động sản và hạ tầng đều được coi là động lực tăng trưởng tín dụng năm nay. Ngoài ra, tín dụng xuất khẩu - đặc biệt là xuất khẩu nông sản - cũng được kỳ vọng tiếp tục duy trì được tốc độ, ngay cả khi thương chiến xảy ra.
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, để “đẩy” tín dụng, năm nay, các ngân hàng tập trung cho vay các dự án hạ tầng và cho vay bất động sản, đặc biệt là bất động sản ăn theo trục giao thông công cộng, các nhà ga, đô thị nhỏ… vệ tinh của các đại dự án. “Ngân hàng cần mở rộng tín dụng hướng vào các loại bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực, bất động phát triển các nhà ga, các đô thị nhỏ gắn liền với các nhà ga, đường sắt...”, ông Nghĩa khuyến nghị.
Không trả lời trực tiếp về khả năng tăng trưởng tín dụng 18-20% năm nay, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay, đầu tư công là một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế năm 2025. Đầu tư công được triển khai hiệu quả sẽ kích thích sản xuất của khu vực tư nhân và của toàn nền kinh tế, kéo theo nhu cầu tín dụng tăng lên.
“Ngân hàng chỉ có thể đẩy mạnh cho vay nếu cầu tín dụng tăng trưởng. Năm 2024, ngành ngân hàng vẫn trong cảnh “đỏ mắt” tìm khách hàng. Hy vọng, năm 2025, nếu nền kinh tế tăng trưởng, thì cầu vốn tăng lên. Khi đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18-20% không còn là áp lực, mà sẽ là cơ hội cho các ngân hàng”, ông Hùng cho biết.
Để hỗ trợ tăng trưởng GDP, năm nay, NHNN tiếp tục đổi mới cơ chế cấp room tín dụng. Nhờ được cấp room tín dụng sớm, nhiều ngân hàng đã xây dựng kế hoạch tăng tốc tín dụng từ đầu năm.
Bà Phùng Thị Bình, Phó tổng giám đốc Agribank cho hay, năm 2025, Agribank có thể tăng trưởng tín dụng 13%, tức có thể bơm thêm 230.000 tỷ đồng ra nền kinh tế. Để phục vụ mục tiêu này, ngay từ đầu năm, Agribank đã triển khai hàng loạt gói tín dụng ưu đãi tới khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Dù vậy, theo ông Hùng, để GDP và tín dụng tăng trưởng, ngoài giải ngân mạnh mẽ “vốn mồi” đầu tư công, thì cần các giải pháp mạnh mẽ hơn trong cải cách thể chế, đặc biệt là trong tháo gỡ điểm nghẽn cho thị trường bất động sản và cho các dự án đầu tư.
Ngân hàng lo nặng vai cung ứng vốn cho nền kinh tế
Nhu cầu vốn để phục vụ tăng trưởng GDP trong năm nay là rất lớn, làm thế nào để huy động đủ vốn trong bối cảnh các kênh huy động vốn trung, dài hạn như chứng khoán, trái phiếu đang khó khăn là vấn đề đặt ra. Từ đầu năm đến nay, thanh khoản thị trường chứng khoán tiếp tục èo uột. Trong khi đó, phát hành trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính cũng chưa có dấu hiệu khởi sắc.
![](https://Baodautu.vn/templates/themes/images/quote_open.gif)
![](https://Baodautu.vn/templates/themes/images/quote_close.gif)
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho thấy, tính tới ngày 24/1/2025, toàn bộ đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 1/2025 đều thuộc về lĩnh vực tài chính (95% thuộc về lĩnh vực ngân hàng, còn lại là chứng khoán), không có đợt phát hành nào của doanh nghiệp bất động sản hay doanh nghiệp sản xuất khác.
Nói cách khác, cầu vốn của nền kinh tế vẫn đang dựa chủ yếu vào hệ thống ngân hàng. Theo các chuyên gia, điều này sẽ làm tăng rủi ro cho nền kinh tế.
Bắt đầu từ năm nay, một loạt dự án đầu tư công lớn được triển khai sẽ là kênh bơm “vốn mồi” quan trọng cho nền kinh tế. Song kênh bơm vốn này cũng cần sự tiếp sức của hệ thống ngân hàng.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, dự kiến từ cuối năm 2025, hàng loạt đại dự án quan trọng được triển khai. Từ năm 2026, mỗi năm dự kiến có ít nhất 8 - 10 tỷ USD được rót vào nền kinh tế. Để huy động đủ vốn cho các đại dự án này, ngoài ngân sách, cần có sự tham gia của các ngân hàng.
Cụ thể, các ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò người mua trái phiếu chính phủ khi Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động vốn cho đầu tư. Khi các ngân hàng mua trái phiếu này, khoản tiền đó cũng được tính vào tăng trưởng tín dụng.
Theo PGS-TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP.HCM), mục tiêu tăng trưởng tín dụng hai con số kéo theo tín dụng tăng 18-20% năm nay là rất thách thức. Nếu bơm lượng tiền lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng, tỷ giá và lạm phát sẽ bị ảnh hưởng. Nói cách khác, dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ năm nay không còn nhiều.
Theo chuyên gia này, trong giai đoạn hiện nay, chính sách tiền tệ nên ưu tiên ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô. Việc nới lỏng tiền tệ chỉ nên thực hiện khi thị trường thuận lợi (như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Fed giảm mạnh lãi suất, USD giảm giá…).
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/phuongthanh02/2025/01/19/tin-dung-ban-le-se-phuc-hoi-manh-me1737293364.jpg)
-
Sức ép bơm tín dụng ra nền kinh tế, Agribank kiến nghị được bổ sung vốn tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lấy ngân hàng làm đòn bẩy để tạo xung lực mới trong phát triển
-
Vàng tiến sát ngưỡng 3.000 USD/ounce
-
Vàng miếng SJC vọt lên 92,8 triệu đồng/lượng, nỗi lo thương chiến đẩy vàng thế giới leo cao
-
Tín dụng kỳ vọng vào bất động sản và đại dự án đầu tư công -
Thủ tướng làm việc với các ngân hàng, bàn giải pháp bơm 2,5 - 3 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế -
Lãi suất cho người trẻ vay mua căn nhà đầu tiên chỉ nên 6-7%/năm -
Các yếu tố tác động giá vàng trong tuần này -
Tín dụng chính sách đưa mùa xuân hạnh phúc về các bản làng -
Vàng, USD, tiền ảo quay cuồng vì thương chiến -
Thị trường TPDN: Ngân hàng áp đảo lượng phát hành, doanh nghiệp phi tài chính đua mua lại trước hạn
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI