Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
Tín dụng sẽ lấy lại đà tăng nửa cuối năm, chọn cổ phiếu ngân hàng nào?
T.L - 16/08/2023 17:08
 
Tín dụng sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023, lãi suất giảm thêm một lần nữa hỗ trợ các ngân hàng giảm chi phí vốn, song triển vọng cổ phiếu ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào nợ xấu.

11 ngân hàng được nới room, tín dụng sẽ lấy lại đà tăng trưởng

Báo cáo của MBS mới đây cho thấy, trong nửa đầu năm 2023, hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) đều ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối phân tán.

Các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn so với toàn ngành là HDB (9,3%), MBB (10,6%), MSB (12,7%), TCB (9,7%), và VPB (10,1%), bởi nguyên nhân chính.

Thứ nhất, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều biến số chưa chắc chắn như hiện nay, các ngân hàng có sự lựa chọn chiến lược kinh doanh khác nhau, các ngân hàng được nêu trên có tập KHDN lớn do đó tăng trưởng tín dụng tốt hơn khi nhu cầu vốn của nhóm khách hàng này cao trong nửa đầu năm. Trong khi đó, những ngân hàng chủ động tăng trưởng chậm lại trong nửa đầu do nhu cầu tín dụng bán lẻ thấp đồng thời ưu tiên cho các nâng cao chất lượng tài sản và quan sát thị trường. Xét trên khía cạnh này thì các NHTM nhà nước đang lựa chọn cẩn trọng hơn khi, tăng trưởng chỉ đạt 35% so với chỉ tiêu NHNN đã giao, chiếm khoảng 44% thị phần tín dụng. Nhóm các NHTM tư nhân chiếm khoảng 56% thị phần đang hoàn thành 50% so với hạn mức được giao.

Thứ hai, một số NHTM đã có tỷ lệ nợ xấu đã vượt lên trên 3%, do đó buộc phải cân nhắc trong các quyết định cho vay, cũng như duy trì chất lượng tín dụng.

Các chuyên gia phân tích MBS dự báo, tín dụng sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023. Các yếu hỗ trợ bao gồm: xuất khẩu sẽ phục hồi tăng trưởng dương trên nền thấp cùng kỳ năm ngoái, bên cạnh đó, hiệu ứng từ lãi suất cho vay giảm bắt đầu kích hoạt lại nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân.  

Chọn cổ phiếu ngân hàng nào?

Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia phân tích MBS cho rằng, chất lượng tài sản là chỉ tiêu tiên quyết khi lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng trong giai đoạn này. Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành tại cuối quý II/2023 đạt 2,1%, đây là mức cao nhất kể từ quý I/2022.

Song song với đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cũng suy giảm đáng kể và xuống dưới mức 100%  kể từ Q4/22. Các ngân hàng TMCP Nhà nước có mức tăng thấp hơn đáng kể so với nhóm NHTMCP tư nhân. Có vẻ như các NHTM đang khá thận trọng khi cân nhắc các quyết định cho vay cũng như đảm bảo chất lượng tín dụng. Vì vậy, những ngân hàng nào có chất lượng tài sản tốt sẽ có dự địa đẩy mạnh cho vay trong những tháng cuối năm hơn.

Trung bình, 3 NHTM Nhà nước có nợ xấu tăng 0.2% so với đầu năm, con số này của nhóm NHTMCP là 0.6%. Đồng thời, nợ xấu nhóm 2 toàn ngành tăng 0.9% so với cuối năm 2022, lên mức 2.5% tại cuối quý II/2023. Mặc dù chất lượng tài sản toàn ngành đang suy giảm nhưng có sự phân hóa rất lớn giữa các ngân hàng dựa trên khẩu vị kinh doanh. VCB, CTG và ACB là những đại diện tiêu biểu cho nhóm ngân hàng có quy mô lớn có mức suy giảm chất lượng tài sản thấp so với trung bình ngành (tăng 0- 0,3%). 

Để tín dụng đạt được mục tiêu đề ra, ngày 10/7, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh nới room tín dụng cho 11 NHTM lên mức 11% - 24%. Tuy vậy, theo quan điểm của chuyên gia phân tích MBS, không phải ngân hàng nào cũng có thể đẩy mạnh tín dụng từ đến cuối năm

Hiện mặt bằng rủi ro tín dụng tổng thể của khách hàng được các tổ chức tín dụng nhận định tăng nhanh hơn so với kỳ trước và cùng kỳ năm trước ở hầu hết các lĩnh vực. Theo đó, các tổ chức tín dụng có xu hướng “không đổi” hoặc “thắt chặt” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng. Vì vậy, những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp tại thời điểm cuối quý II/2023 sẽ là những ngân hàng có dư địa đẩy mạnh tín dụng vào nửa cuối năm hơn.

“Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt khoảng 12% - 13% cho cả năm 2023. Biên lãi ròng NIM của các ngân hàng thu hẹp, nhưng được kì vọng sẽ cải thiện trong nửa cuối năm”, chuyên gia phân tích MBS nhận định.

Theo quan sát của giới phân tích, trong nửa đầu năm, trung bình các NHTM niêm yết ghi nhận NIM giảm 100 – 150 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái. Các NHTM có NIM giảm mạnh nhất bao gồm VPB và TCB, chủ yếu do nhu cầu các mảng cho vay chủ lực như tiêu dùng hay bất động sản của những ngân hàng này bị sụt giảm nghiêm trọng.

Ở chiều ngược lại, STB, VIB, SHB là những NHTM ghi nhận tăng trưởng trong thời gian qua. Nguyên nhân đến từ thanh khoản của những ngân hàng này không quá căng thẳng do cấu trúc danh mục cho vay tương đối lành mạnh và không chịu áp lực tăng lãi suất huy đồng nhằm đảm bảo thanh khoản như VPB và TCB. Trong khi đó, lãi suất cho vay gia tăng theo lãi suất thị trường trong nửa đầu năm nay giúp các ngân hàng hưởng lợi về NIM.

Theo dự báo của các chuyên gia, lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm 2023. Lãi suất huy động giảm sẽ giảm áp lực lên chi phí vốn, từ đó giúp các NHTM có thêm dư địa giảm lãi suất cho vay nhằm kích cầu tín dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu vay vốn vẫn chưa thật sự phục hồi, các doanh nghiệp còn chần chừ trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh do lo ngại về tăng trưởng kinh tế, cạnh tranh về thị phần tín dụng sẽ trở nên gay gắt hơn.

Vì vậy, việc cạnh tranh để cho vay các doanh nghiệp tốt cũng sẽ là cuộc đua giữa các ngân hàng. Trên cơ sở đó, những ngân hàng nào cung cấp lãi suất hấp dẫn do có chi phí vốn thấp hơn là những ngân hàng sẽ có lợi thế hơn.

Lãi suất cho vay giảm dần về cuối năm
Mặc dù có độ trễ, song trước xu hướng giảm mạnh của lãi suất huy động, mặt bằng lãi vay đang giảm dần khi ngân hàng đồng loạt tung nhiều...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư