-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Việt Nam đã có 20 ca nhiễm biến chủng Omicron, số ca mắc mới giảm sau 24h
Tính từ 16h ngày 31/12/2021 đến 16h ngày 1/1, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.835 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 14.822 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.654 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 9.628 ca trong cộng đồng).
Một số địa phương có số ca mắc trên 500 là Hà Nội (1.741), Tây Ninh (947), Khánh Hòa (785), Bình Phước (728), TP.HCM (569), Trà Vinh (563), Bình Định (521).
TP.HCM tiếp tục có những dấu hiệu tích cực khi ngày thứ 13 liên tiếp có số ca nhiễm Covid-19 trong ngày dưới ngưỡng 1.000 người.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế thông tin đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 20 ca mắc Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron. Những trường hợp này đều đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP.HCM (5).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (-565), Hải Phòng (-404), Bình Phước (-275).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Tây Ninh (+171), Vĩnh Long (+143), Quảng Ninh (+99).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.232 ca/ngày.
Gần 3.000 F0 được công bố khỏi bệnh
Trong ngày 1/1, Bộ Y tế công bố 2.990 F0 khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi lên 1.358.276 người.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.304 ca, trong đó, 4.375 trường hợp thở ô-xy qua mặt nạ, 994 ca thở ô-xy dòng cao (HFNC), 136 ca thở máy không xâm lấn, 780 ca thở máy xâm lấn và 19 trường hợp can thiệp ECMO.
Từ 17h30 ngày 31/12 đến 17h30 ngày 1/1 ghi nhận 216 ca tử vong tại TP.HCM (33), trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến từ Bình Dương (1), Long An (1), Cà Mau (1), Cần Thơ (1), Trà Vinh (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (26), Vĩnh Long (16), Bà Rịa - Vũng Tàu (15), Bến Tre (14), Cần Thơ (14), Kiên giang (13), Sóc Trăng (12), Đồng Tháp (12), Tây Ninh (11), An Giang (10), Tiền Giang (9), Bình Dương (7), Trà Vinh (5), Cà Mau (5), Bình Thuận (3), Bình Định (2), Khánh hoà (2), Bình Phước (2), Long An (2), Bạc Liêu (2), Đà Nẵng (1).
Hà Nội: Số ca mắc mới tăng trở lại
Theo CDC Hà Nội, số ca mắc mới từ 18h ngày 31/12/2021 đến 18h ngày 1/1/2022 là 1.741 ca bệnh trong đó phân bố theo nơi ghi nhận như sau: Tại cộng đồng (611); Tại khu cách ly (1022); tại khu phong tỏa (108).
Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (246), Đống Đa (202), Hà Đông (154), Ba Đình (150), Bắc Từ Liêm (113), Thanh Trì (99), Tây Hồ (98).
Bệnh nhân phân bố tại 301 xã phường thị trấn thuộc 29/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 611ca cộng đồng ghi nhận tại 205 xã phường thuộc 26/30 quận huyện.
Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: ba Đình (73), Hoàng Mai (71), Cầu Giấy (57), Thanh Trì (56), Hà Đông (50), Tây Hồ (44).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 50.680 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 17.023 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 33.657 ca.
Quảng Trị: Tăng cường phòng chống dịch tại chợ Đông Hà
Quảng Trị vừa ghi nhận thêm 47 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Trong 47 ca dương tính với Sars-Cov-2 này, phát hiện qua giám sát cộng đồng có 33 trường hợp (TP. Đông Hà 27, huyện Gio Linh 4, huyện Vĩnh Linh 1, huyện Triệu Phong 1). Cách ly tại nhà có 11 trường hợp (TP.Đông Hà 6, huyện Vĩnh Linh 3, huyện Đakrông 1, huyện Hải Lăng 1). Tại Khu cách ly tập trung có 3 trường hợp ở huyện Gio Linh.
Theo UBND tỉnh Quảng Trị, qua báo cáo từ các đơn vị liên quan, từ ngày 20/12/2021 đến nay, TP.Đông Hà ghi nhận hơn 364 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có nhiều ca bệnh liên quan đến chợ Đông Hà.
Từ ngày 26 đến ngày 28/12/2021 chợ này phải đóng cửa lần 2 để các lực lượng chức năng làm công tác khử khuẩn.
Đến nay, một số cửa hàng tại chợ đã mở cửa hoạt động trở lại. Riêng các lô quầy kinh doanh hàng thịt, cá, hàng rau củ quả, gia vị và khu vực chợ cá ngoài trời vẫn chưa hoạt động trở lại do các tiểu thương tại đây là đối tượng có nguy cơ cao, phải cách ly tại nhà 7 ngày theo quy định. Sau thời gian cách ly, các tiểu thương được phép hoạt động trở lại ở chợ.
Để phòng chống dịch, lãnh đạo tỉnh đề nghị lãnh đạo TP.Đông Hà tiếp tục triển khai tốt hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, đặc biệt là tại các nơi tập trung đông người như chợ Đông Hà, siêu thị.
Kịp thời phát hiện biến chủng Omicron
Theo Bộ Y tế, trong thời gian tới, thời tiết chuyển mùa Đông - Xuân thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus; nguy cơ xâm nhập thêm các trường hợp nhiễm biến chủng mới.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương thực hiện giải trình tự gen nhằm phát hiện kịp thời biến chủng Omicron. |
Đồng thời tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác vẫn có tại một bộ phận người dân, cơ sở trong việc thực hiện quy định về phòng, chống dịch và đặc biệt sự gia tăng di chuyển của người dân trong dịp nghi lễ; nên nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới trên diện rộng là rất cao, nhất là tại các nơi có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn.
Từ kinh nghiệm đúc kết qua các đợt nghỉ lễ trước, để tăng cường hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 dịp Tết Dương lịch 2022, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp tục chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch, phương án, kịch bản phòng, chống dịch trên địa bàn trong dịp Tết Dương lịch 2022.
Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Y tế; duy trì, tổ chức tốt đội cơ động chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ kịp thời đơn vị tuyến dưới khi có dịch bệnh xảy ra; nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường ngay sau kỳ nghỉ Tết.
Tiếp tục tăng cường công tác giám sát phòng, chống dịch, kiểm dịch y tế biên giới. Thực hiện nghiêm việc tổ chức quản lý người nhập cảnh theo quy định, điều trị kịp thời, thực hiện giải trình tự gen nhằm phát hiện kịp thời biến chủng mới của virus.
Tăng cường hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch ngay tại cơ sở, bảo đảm người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm;
Tổ chức các trạm y tế lưu động, cấp phát thuốc kháng vi rút cho người nhiễm virus. Tổ chức triển khai hiệu quả trong việc quản lý rủi ro;
Khẩn trương rà soát, tiêm ngay cho các đổi tượng chưa được tiêm, chưa tiêm đủ mũi vắc-xin phòng Covid-19, nhất là đối với người cao tuổi, người mắc bệnh nền; chủ động tiêm mũi bổ sung cho các đối tượng nguy cơ cao.
Phát huy vai trò của tổ Covid-19 cộng đồng, các đội lưu động "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" lập danh sách người thuộc nhóm nguy cơ cao để quản lý, tiêm vaccine, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế sớm, điều trị kịp thời.
Thực hiện nghiêm công tác phân luồng, phân tuyến; tổ chức thu dung, điều trị hiệu quả ở các tuyến. Cung ứng và bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang bị phòng hộ..., đặc biệt là ô-xy y tế tại các cơ sở điều trị.
Tăng cường công tác kết nối, hội chẩn, tư vấn điều trị từ xa; kịp thời chuyển tuyến, chuyển tầng điều trị, không để xảy ra chậm, muộn ảnh hưởng đến công tác cấp cứu, chăm sóc, điều trị người bệnh.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương quan tâm đến các chế độ, chính sách động viên lực lượng y, bác sĩ, người tình nguyện tham gia chống dịch trên địa bàn trong dịp Tết Dương lịch 2022 bằng các hình thức hỗ trợ cụ thể, thiết thực.
Quán triệt các nhân viên y tế nêu cao tỉnh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ, đáp ứng các tiêu chuẩn về quy tắc giao tiếp, ứng xử, thái độ phục vụ của nhân viên y tế đối với người bệnh, người nhà người bệnh khi đến khám, điều trị tại cơ sở y tế.
Huy động sự tham gia của cộng đồng, tình nguyện viên, tổ chức tôn giáo, người đã khỏi bệnh, y tế tư nhân. hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; tham gia triển khai các hoạt động tư vấn, chăm sóc, điều trị, quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị khi cần thiết.
Đồng thời Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng cường truyền thông phòng, chống dịch đến tận cơ sở, từng hộ gia đình để người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông để cung cấp đẩy đủ, kịp thời thông tin về tình hình dịch bệnh.
Hà Nội: 10 quận ở cấp độ 3 phòng chống dịch
UBND TP.Hà Nội vừa có Thông báo số 865/TB-UBND về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố. Dù Hà Nội vẫn ở cấp độ 2, nhưng số quận và xã, phường ở cấp độ 3 trong phòng, chống dịch đã tăng thêm so với tuần trước.
Cụ thể, theo kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất được cập nhật tới 9h ngày 31/12, Hà Nội có điều chỉnh cấp độ dịch thuộc cấp quận, huyện, thị xã và cấp xã, phường so với báo cáo đánh giá 7 ngày trước.
Toàn TP.Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng) trong phòng, chống dịch Covid-19 như cách đây một tuần.
Trong 30 quận, huyện, thị xã, có 2 huyện Phú Xuyên và Phúc Thọ ở cấp độ 1 (tăng 1 huyện so với tuần trước);
Có 18 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 (giảm 3 quận, huyện so với tuần trước) và 10 quận ở cấp độ 3 (tăng 2 quận, huyện so với tuần trước); không có quận, huyện nào ở cấp độ 4
Đáng chú ý, những tuần trước đó, quận Đống Đa được đánh giá ở cấp độ 3 trong phòng, chống dịch Covid-19, tuy nhiên, ngày 31/12, quận đã trở về cấp độ 2.
Trong số 10 quận, huyện đang ở cấp độ 3 trong phòng, chống dịch, có 3 quận, huyện mới tăng cấp độ là: Quận Thanh Xuân, huyện Thanh Trì, huyện Gia Lâm.
Trong vòng 14 ngày gần đây có 111 xã, phường, thị trấn ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng, phân bố theo các quận, huyện như sau: Ba Đình 13 đơn vị, Bắc Từ Liêm 1 đơn vị, Cầu Giấy 1 đơn vị, Chương Mỹ 1 đơn vị, Đan Phượng 1 đơn vị, Đông Anh 1 đơn vị, Đống Đa 7 đơn vị, Gia Lâm 7 đơn vị, Hà Đông 5 đơn vị;
Hai Bà Trưng 11 đơn vị, Hoài Đức 1 đơn vị, Hoàn Kiếm 9 đơn vị, Hoàng Mai 13 đơn vị, Long Biên 7 đơn vị, Nam Từ Liêm 6 đơn vị, Quốc Oai 1 đơn vị, Tây Hồ 6 đơn vị, Thanh Oai 1 đơn vị, Thanh Trì 8 đơn vị, Thanh Xuân 6 đơn vị, Thường Tín 3 đơn vị, Ứng Hòa 2 đơn vị.
Cách ly 3 ngày với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc-xin ngừa Covid-19
Theo văn bản hướng dẫn về việc phòng chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh của Bộ Y tế, kể từ 1/1/2022, người nhập cảnh tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi Covid-19, xét nghiệm PCR âm tính sẽ cách ly tại nơi nhà 3 ngày...
Theo đó, trong 3 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh tự theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú (gồm nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở của cơ quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh…); không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi cư trú.
Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR ngày thứ 1 và ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.
Đối với người nhập cảnh chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc-xin Covid-19, thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 07 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR ngày thứ 1 và ngày thứ 7. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày; Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.
Đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền (nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế) được cách ly cùng cha/mẹ/người chăm sóc.
Yêu cầu đối với người chăm sóc phải tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng sau khi được giải thích về các nguy cơ lây nhiễm Covid-19; phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về xét nghiệm và các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 như đối với người nhập cảnh.
Bộ Y tế yêu cầu trong thời gian theo dõi sức khỏe, người nhập cảnh luôn thực hiện đầy đủ quy định 5K (đeo khẩu trang, khai báo y tế, khử khuẩn tay thường xuyên, không đến nơi đông người, không tụ tập). Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng, … thì báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.
Khuyến khích tự xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 vào ngày thứ 1 kể từ ngày nhập cảnh; Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính thì báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.
-
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu